Thứ Năm, 27/12/2012 14:20

Vì sao có chuyện “trái chiều” về xuất siêu 2012?

Trong ngày 26/12, Ngân hàng Thế giới (WB) đã gửi thông tin đến báo giới để thông báo về “Những phát hiện chính của báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” năm 2012.

Tổng cục Thống kê công bố kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18% (17,7 tỷ USD) so với 2011

Theo WB, Việt Nam dự kiến sẽ đạt thặng dư thương mại (tính theo cán cân thanh toán) và cán cân vãng lai lớn nhất từ trước đến nay và "nhập siêu ở mức 0,4% GDP trong năm 2011 và dự kiến sẽ tăng lên 4,7% trong năm 2012".

Trước đó, Tổng cục Thống kê công bố kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18% (17,7 tỷ USD) so với 2011. Với kết quả này, ước tính năm 2012, Việt Nam đạt xuất siêu 284 triệu USD, và "đây là lần đầu tiên Việt Nam chuyển sang xuất siêu sau gần 20 năm nhập siêu".

Sự khác biệt giữa số liệu thống kê giữa hai tổ chức này khiến cho nhiều người băn khoăn, đặc biệt là tại việc công bố lại ở thời điểm gần kề nhau. Sáng 27/4, WB đã gửi thông tin đến VnEconomy để giải thích lại về vấn đề này.

Cụ thể, theo WB, "do sơ suất nên bản tóm tắt ban đầu trên website của WB thông tin chưa chính xác khiến người đọc hiểu lầm".

Và do đó, cơ quan này đã sửa lại như sau: Việt Nam dự kiến sẽ đạt thặng dư thương mại (tính theo cán cân thanh toán) và cán cân vãng lai lớn nhất từ trước đến nay. Nhập siêu (theo định nghĩa về cán cân thanh toán) chỉ ở mức 0,4% GDP trong năm 2011 và cán cân thương mại dự kiến sẽ đạt thặng dư kỷ lục trong năm nay là 4,7% GDP.

WB cũng giải thích rằng khi tính toán cán cân thương mại (BOP - balance of payments) thì WB tính nhập khẩu theo "giá trị tới mạn tầu của bên bán" (free on board - FOB), tức là loại bỏ phần vận chuyển và giá bảo hiểm. Tổng cụ thống kê ước tính phần này chiếm gần 10% giá trị nhập khẩu tính theo giá CIF (cost, insurance, freight).

Do đó, nếu tính cán cân thương mại = xuất khẩu (FOB) - nhập khẩu (CIF) thì sẽ có kết quả là xuất siêu 284 triệu USD, như số liệu của Tổng cục Thống kê.

Anh Minh

tbktvn

Các tin tức khác

>   Hạ lãi suất cho vay: Khơi thông dòng vốn cho DN (27/12/2012)

>   Bôxit Tân Rai ra lò mẻ alumin đầu tiên (27/12/2012)

>   Cá tra VN được khuyến khích sử dụng vì tốt cho sức khỏe (27/12/2012)

>   Hàng trăm doanh nghiệp Hà Nội nợ lương, bảo hiểm xã hội (27/12/2012)

>   Doanh nghiệp không ngại việc Trung Quốc ngưng nhập đồ gỗ (27/12/2012)

>   Doanh nghiệp thương mại có thể không được xuất khẩu cá tra (26/12/2012)

>   Nhiều DN như “gà công nghiệp” (26/12/2012)

>   Thị trường bột giặt: Tập đoàn đa quốc gia bóp nghẹt cuộc đua (26/12/2012)

>   Samsung định đầu tư 2,2 tỷ USD vào Việt Nam (26/12/2012)

>   Bức tranh FDI 2012: Giảm, thắt chặt..., vẫn có bùng nổ (26/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật