Thứ Hai, 12/11/2012 09:09

Xử lý nợ xấu: Kinh nghiệm từ Malaysia

Sau khi đăng bài “Trở lại chuyện Cty Mua bán nợ Quốc gia: Được và mất”, DĐDN có cuộc trò chuyện với ông TengKu DatoZafrul - Giám đốc điều hành Khối Maybank Kim Eng - Bộ phận môi giới và ngân hàng đầu tư của ngân hàng Malayan Banking Berhad (Maybank) với những chia sẻ về quản trị rủi ro và bài học xử lý nợ xấu từ Malaysia

Ông TengKu DatoZafrul - Giám đốc điều hành Khối MBKE - Bộ phận môi giới và ngân hàng đầu tư của ngân hàng Malayan Banking Berhad (Maybank)

- Ông có thể cho biết, hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của Maybank Kim Eng hoạt động ra sao khi nó được vận hành trên toàn cầu cùng với nhiều dịch vụ tài chính; và một vài kinh nghiệm thực tiễn của ông trong việc quản trị rủi ro về tín dụng ngân hàng, cũng như ngân hàng đầu tư của Tập đoàn Maybank?

Maybank Kim Eng đang trong quá trình chuyển đổi hệ thống quản trị rủi ro trong toàn khu vực nói chung cũng như tại các nước bao gồm VN. Gần đây chúng tôi đã bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị rủi ro, Ông Alexander Panasko, người sẽ dẫn dắt tiến trình chuyển đổi này trong khu vực. Trên toàn hệ thống của Tập đoàn Maybank, chúng tôi đang thiết lập các qui định về rủi ro xuyên suốt mảng ngân hàng đầu tư gắn liền với với các qui định về rủi ro định lượng của ban quản trị như là hệ số nợ, hệ số đòn bẩy, biến động doanh thu, các giới hạn tập trung, hệ số thanh khoản… Cùng lúc chúng tôi cũng đang xây dựng mô hình quản trị rủi ro thật tốt để có thể nhận dạng, đo lường và quản trị hiệu quả nhiều hình thái rủi ro khác nhau gắn với các hoạt động tiêu biểu của kinh doanh chứng khoán (đặc biệt là các rủi ro về tín dụng, thị trường, nghiệp vụ và rủi ro về thanh khoản). Để đạt mục tiêu này, chúng tôi đã nâng cấp công nghệ quản trị rủi ro trong đó cho phép chúng tôi giám sát, phân tích và báo cáo bất kỳ rủi ro nào phát sinh, xem xét lại các chính sách và thủ tục để kiện toàn các cấp độ kiểm soát.

- Theo ông, VN có thể áp dụng các kinh nghiệm này vào việc quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng của VN cũng như các Cty chứng khoán hoạt động như các ngân hàng đầu tư?

VN, cũng như hầu hết các nước khác trong khu vực, đang ở giữa tiến trình chuyển đổi ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cho chúng ta nhiều bài học bổ ích. Các định chế tài chính trên khắp thế giới hiện đang chú tâm rất nhiều vào việc hoàn thiện quản trị rủi ro và chức năng kiếm soát rủi ro của họ để đảm bảo các tổ chức được soi chiếu dưới góc độ tổng thể hơn là xem xét từng nhân tố rủi ro cá thể.

- Ra đời trước khủng hoảng tài chính Châu Á gần 30 năm, hẳn Tập đoàn Maybank đã chứng kiến được cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng của Malaysia. VN có thể ứng dụng bài học, mô hình hay kinh nghiệm tái cơ cấu gì của Malaysia của giai đoạn đó, cho bối cảnh hôm nay?

Trong những năm 1990, sau giai đoạn tăng trưởng quá nhanh, Malaysia đã rơi vào khủng hoảng. Từ thời điểm đó, Chính phủ Malaysia đã có cách tiếp cận rất rõ ràng đối với việc kiểm soát tài chính, thực hiện nhiều hành động như giảm lãi suất quá đó giảm đáng kể gánh nặng nợ xuống một mức thấp đủ để khuyến khích đầu tư từ lĩnh vực tư nhân và đủ thấp để người tiêu dùng cá nhân có thể chịu đựng được. Một điều nữa đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng là có rất nhiều biện pháp được thực hiện bởi ngân hàng Trung ương (Bank Negara) ví dụ như lập Cty quản lý tài sản gọi là Danaharta để mua lại những khoản nợ xấu từ các ngân hàng. Biện pháp này về cơ bản là để loại các khoản nợ xấu khỏi hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Negara cũng thành lập cơ quan quản lý vốn Danamodal như một cách để bơm thêm vốn vào các ngân hàng đang cần vốn và Ngân hàng Negara cũng theo đuổi việc sáp nhập các ngân hàng lại.

Malaysia từng có hơn 60 tổ chức tín dụng thuộc nhiều loại khác nhau như ngân hàng, Cty tài chính… Các Cty này đã được sáp nhập lại thành 10 tập đoàn ngân hàng lớn, được tái cơ cấu để trở nên tốt hơn về nhiều mặt: kiểm soát rủi ro, huy động vốn và được giám sát tốt hơn. Rủi ro của hệ thống tài chính thật sự giảm rất nhiều và các ngân hàng đã trở nên mạnh hơn. Kể từ lúc đó, có nhiều cuộc hợp nhất và sáp nhập các ngân hàng với nhau hơn và bây giờ chỉ còn 8 tập đoàn ngân hàng. Việc lãi suất thấp cũng giúp rất nhiều (lãi suất qua đêm của chúng tôi chỉ ở mức 3%) vì việc thanh toán nợ của các Cty chỉ ở mức thấp. Khi các Cty có thể tự đứng và duy trì được hoạt động, lực lượng nhân sự vẫn sẽ được ổn định. Điều này có nghĩa là tỉ lệ thất nghiệp của chúng tôi vẫn ở mức thấp khoảng 3%. Do đó khi cuộc khủng hoảng xảy ra, chúng tôi không có nhiều vấn đề về nợ xấu và mọi người vẫn tiếp tục công việc và vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ vay.

- Sau khi Kim Eng VN được đổi tên thành Maybank Kim Eng, Maybank có kế hoạch tăng cổ phần của Maybank Kim Eng VN từ 49% lên 100% không thưa ông? Đánh giá của ông về cơ hội phát triển của Maybank Kim Eng tại thị trường VN?

Chúng tôi đã sẵn sàng cho những cơ hội mới ở VN.

VN là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, đạt mức tăng trưởng trung bình hằng năm về GDP thực hơn 7% trong vòng 15 năm qua, mặc dù mức độ tăng trưởng đã chậm lại còn 4,4% trong nửa đầu năm 2012. Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã sẵn sàng cho những cơ hội mới ở VN ngay khi chính phủ VN cho phép nước ngoài tăng tỉ lệ sở hữu tại các Cty chứng khoán VN lên 100%.

Ngoài ra, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm nhẹ xuống còn 3% trong năm nay từ mức 3,9% năm ngoái, do sự khủng hoảng của khu vực Châu Âu, chúng tôi tin rằng tốc độ tăng trưởng 5% của VN là thời điểm tốt cho chúng tôi để nắm bắt cơ hội này có mặt tại thị trường VN. Đây là sự đầu tư mang tính chiến lược và chúng tôi hướng tới đầu tư dài hạn. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng sự cải thiện rõ nét về kinh tế vĩ mô đã đang diễn ra ở VN năm nay và cổ phiếu được đánh giá tốt cho nhà đầu tư dài hạn cho thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường chứng khoán VN trong vài tháng và vài năm tới.

- Xin cảm ơn ông!

Lê Mỹ thực hiện

Diễn đàn Doanh Nghiệp

Các tin tức khác

>   VPBank: Cổ đông “lạ” Châu Thổ và sự “biến mất” bí ẩn của Techcombank (12/11/2012)

>   Thị trường tiền tệ: ổn định vẫn lo (12/11/2012)

>   Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “lên ghế nóng” tại nghị trường (12/11/2012)

>   Tăng tín dụng: Hạ lãi suất hay gỡ nợ xấu? (11/11/2012)

>   Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất (11/11/2012)

>   361 vị đại biểu muốn trực tiếp chất vấn Thống đốc (10/11/2012)

>   Tìm cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn giữa ngân hàng và bất động sản (10/11/2012)

>   6 ngành ngốn gần 100.000 tỷ đồng nợ xấu (10/11/2012)

>   Thắt chặt quản lý ngoại hối (10/11/2012)

>   Thâu tóm ngân hàng tăng, trách nhiệm Thống đốc thế nào? (10/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật