Thứ Năm, 15/11/2012 14:41

Nợ xấu và trách nhiệm HĐQT

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã yêu cầu các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, nếu không trích lập đủ không được chia cổ tức, lương thưởng nhân viên. Với “sắc lệnh” này, nhiều NHTM đang phải chạy đua ráo riết để xử lý nợ những tháng cuối năm nhằm hạn chế chi phí trích lập dự phòng rủi ro.

Giải quyết nợ xấu phải có phần Bộ Xây dựng

Số liệu từ NHNN cho biết đến ngày 30-9, nợ xấu là 8,82% tổng mức tín dụng của nền kinh tế, tương đương 250.000 tỷ đồng. Trong đó 73% số nợ có tài sản đảm bảo, các NHTM cũng đã trích lập được 75.000 tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro. Từ đầu năm đến nay các NHTM đã xử lý được 12.000 tỷ đồng từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Với nợ xấu theo các NHTM báo cáo 4,93%, đến nay đã trích lập được 2,5-3% nợ xấu.

Không thể có chuyện Nhà nước và người dân phải đứng ra hứng chịu nợ xấu cho các NHTM. NH cũng là một doanh nghiệp, nên người nào làm ra nợ xấu người đó phải chịu trách nhiệm. Nếu không giải quyết được, HĐQT, ban giám đốc phải chịu trách nhiệm.

TS. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội

Như vậy theo NHNN nợ xấu chững lại, không gia tăng. NHNN cũng thừa nhận để xử lý được nợ xấu cần giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường bất động sản - phần việc này Bộ Xây dựng có vai trò quan trọng.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, muốn vậy phải có người mua nhà. Trước đây chủ yếu bất động sản phục vụ giới kinh doanh, đầu cơ, làm giá, nay phải đưa được đến đúng người sử dụng. Đây là vấn đề nan giải khi cơ cấu xây dựng nhà đất (diện tích và giá cả) hiện nay chưa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Thực tế, việc xử lý các khoản nợ có tài sản bảo đảm hiện nay đang là vấn đề rất khó khăn đối với các NHTM, bởi phần lớn thế chấp gắn liền với đất.

Để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần một hệ thống pháp luật minh bạch mà đòi hỏi mỗi nhân viên, cán bộ pháp chế, tín dụng NH phải hiểu cụ thể từng điều luật để áp dụng chính xác, linh hoạt, nhằm tránh rủi ro không đáng có.

Để làm được điều này, đòi hỏi tòa án nhân dân tối cao phối hợp với NHNN hướng dẫn các quy định của pháp luật hiện hành, tháo gỡ những khó khăn về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nhất là hiện nay theo số liệu của NHNN, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống NHTM đạt khoảng 2,7 triệu ngàn tỷ đồng, 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và trong đó hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản.

Xóa nợ xấu bằng vốn điều lệ, bán tài sản NH…

Theo NHNN, kết quả thanh tra toàn diện 27 TCTD cho thấy nhiều nhóm cổ đông chi phối tại NH có công ty sân sau. Dư nợ của bản thân NH tại các công ty này rất cao, có nơi lên tới 90%. Phần lớn các dư nợ nêu trên nằm chết trong bất động sản, vốn đang gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm này trước hết là của các NHTM do cho vay dưới chuẩn, định giá thiếu chính xác, mang vốn tín dụng đầu tư bất động sản, vàng, công ty sân sau… rồi biến thành nợ xấu diễn ra tràn lan. Vì vậy, để xử lý nợ xấu nhiều NHTM phải dùng vốn tự có, vốn điều lệ để xóa nợ. Lúc đó, các cổ đông phải chấp nhận bán tài sản để xử lý nợ xấu.

Nợ xấu NH đa phần nằm chết trong bất động sản.

Nhưng thực tế ghi nhận từ đầu năm đến nay có 1-2 NH cổ phần khi sáp nhập, hợp nhất để giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu hoạt động theo yêu cầu của NHNN, chưa có NHTM nào công bố giảm vốn điều lệ để xử lý nợ xấu. Dù Thống đốc NHNN cho biết có không ít NH nợ xấu ăn hết vào vốn điều lệ nhưng đến nay thông tin về những NH này vẫn tù mù.

Thậm chí khi công bố hợp nhất 2 NH yếu kém, NHTM hợp nhất và NHNN cũng công bố cộng dồn vốn điều lệ 2 NH này lên đến 9.000-10.000 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ của một NH cổ phần hàng đầu. Trong khi nhiều nguồn tin cho biết nợ xấu của NH này đã ăn hết vào vốn điều lệ.

Theo nguồn tin của ĐTTC, cổ đông lớn của NH này sau khi hợp nhất đang mời chào cổ đông chiến lược nước ngoài mua lại cổ phần nhằm tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Nhưng nhiều cổ đông nước ngoài sau khi khảo sát thấy con số nợ xấu ở NH này quá lớn và chưa có hướng giải quyết nên đã dè chừng. Đó là lý do dù sau hợp nhất được một thời gian, nhưng NH này vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu giảm được nợ xấu.

Tới đây, Chính phủ và NHNN sẽ thành lập công ty mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, Nhà nước cũng không thể giữ vai trò “bà đỡ” xử lý nợ xấu cho tất cả NHTM, đặc biệt với những khoản nợ xấu do nguyên nhân chủ quan từ các NHTM.

Vì vậy, nếu NHNN không kiên quyết trong việc yêu cầu các NHTM rốt ráo xử lý nợ xấu, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn trong những năm tới, đồng thời sẽ gây tâm lý bất ổn trong cộng đồng nhà đầu tư và người dân.

Theo một chuyên gia NH, có thể việc không chia cổ tức, hay giảm vốn điều lệ sẽ làm giảm mạnh niềm tin của nhà đầu tư, những cổ đông NH, nhất là cổ đông nhỏ lẻ bị thiệt thòi lớn. Nhưng nếu NHNN và các NHTM không công bố sớm việc có hay không hướng xử lý xóa nợ bằng vốn điều lệ, cũng như quyền lợi cổ đông cũ, cổ đông mới như thế nào, sẽ dễ gây hiểu lầm, tạo sự kỳ vọng rồi gây ra thất vọng lớn cho cổ đông gắn bó đầu tư vào các NHTM thời gian qua.

Thanh Thiên

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Áp lực "hút" vàng bù thanh khoản của ngân hàng vẫn nóng (15/11/2012)

>   M&A ngân hàng: 3 vấn đề nóng (15/11/2012)

>   Navibank tăng vốn chủ sở hữu (15/11/2012)

>   Phát huy công năng chính sách tiền tệ (15/11/2012)

>   Sẽ sớm có thông tin về chương trình xử lý nợ xấu (15/11/2012)

>   Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng giảm (14/11/2012)

>   CTG: Lãi ròng hợp nhất quý 3 đạt 2,708 tỷ đồng, tăng 72% cùng kỳ (14/11/2012)

>   Ai chi tiền xử lý nợ xấu? (14/11/2012)

>   Nhiều ưu đãi để hút kiều hối (14/11/2012)

>   Tăng trưởng tín dụng đến 19/10/2012 đạt 2,46% (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật