Thứ Hai, 12/11/2012 22:50

Dồn vốn cho cuối năm

Các ngân hàng trên địa bàn TPHCM đã chuẩn bị nguồn tiền lớn để phục vụ nhu cầu vốn từ nay đến Tết Nguyên đán.

Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp (DN) vào những tháng cuối năm thường tăng lên, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng (NH) từ đầu năm đến nay quá thấp nên hiện nhiều NH đưa ra các chính sách cho vay linh hoạt, lãi suất thấp nhằm thu hút khách hàng.

Chuẩn bị 200.000 tỉ đồng

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM, trong 10 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng của các NH trên địa bàn TPHCM chỉ đạt 2,2% so với đầu năm, còn huy động vốn tăng gần gấp 3 lần so với dư nợ cho vay. Nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2012 của hệ thống NH trên địa bàn chỉ đạt khoảng 5%-6%.

Hiện nay, các NH đã chuẩn bị 200.000 tỉ đồng để phục vụ nhu cầu vốn từ nay đến Tết Nguyên đán, mở rộng hình thức cho vay thế chấp tài sản là hàng hóa. Do nguồn cung vốn rất dồi dào, dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều nên lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần.

Lãnh đạo của một NH quy mô nhỏ cho biết đã sẵn sàng cho những tháng cuối năm 2.000 tỉ đồng, cho vay lãi suất 14%-15%/năm. Tuy nhiên, NH chỉ có thể chọn lọc một số DN được dùng hàng hóa làm tài sản thế chấp bởi NH khó kiểm soát được số hàng hóa mà các DN luân chuyển. Tổng giám đốc một NH lớn ở TPHCM cho hay đang lên kế hoạch cho vay hàng ngàn tỉ đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 3 tháng đối với hàng chục DN sẽ tham gia chương trình bình ổn giá hàng hóa của UBND TPHCM vào dịp Tết Nguyên đán. NH này cũng sẽ cung cấp vốn cho các tiểu thương tại 20 chợ trên địa bàn TPHCM, lãi suất chỉ khoảng 10%/năm, thời hạn vay từ 3 tháng trở lên.

Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), cho rằng lâu nay các NH thường giải ngân theo chu kỳ kinh doanh 3-6 tháng khiến DN gặp những khó khăn nhất định. Nhiều DN không đáp ứng được thời hạn trả nợ do hàng hóa tiêu thụ chậm và kỳ hạn vay quá ngắn.

Do đó, Techcombank tung ra thị trường sản phẩm “Vốn siêu linh hoạt 12+” với thời hạn vay lên đến 12 tháng, tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…hoặc bất động sản. Lãi suất vay vốn không khác biệt nhiều so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay.

Nhiều gói tín dụng lãi suất ưu đãi

Tuy nhu cầu vốn có dấu hiệu tăng vào những tháng cuối năm nhưng các NH vẫn kiểm soát chặt chất lượng khoản vay để hạn chế nợ xấu gia tăng. Một số cán bộ tín dụng nói hầu hết các NH đều đưa ra điều kiện tiên quyết là DN phải thế chấp dòng tiền thanh toán qua NH để chứng minh năng lực kinh doanh của mình. Vì thế, khi tìm kiếm được một khách hàng tiềm năng, nhân viên các NH thường thuyết phục khách hàng chuyển doanh số bán hàng về NH ít nhất là 50% số tiền vay nhằm nắm chắc việc thu hồi nợ.

Để đưa vốn đến DN, gần đây, NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM đã phối hợp với nhiều NH thương mại cam kết cho các DN thuộc đối tượng ưu tiên vay hàng ngàn tỉ đồng, lãi suất 13%/năm trở xuống. Riêng cho vay tiêu dùng, bất động sản… các NH áp dụng lãi suất quanh mức 15%-16%/năm. Thực tế cho thấy tại NH TMCP Đông Nam Á (SeABank), lãi suất cho vay đối với các DN xuất khẩu là 13%/năm; lãi suất cho vay đối với DN lớn là 13,5%/năm, các DN khác dao động từ 14,7% -15%/năm. Còn NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) áp lãi suất cho vay 10%/năm đối với DN thuộc đối tượng ưu tiên. Nhiều NH khác cũng có mức lãi suất cho vay tương tự SeABank và Eximbank...

Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - NH Trường Đại học Mở TPHCM, nhận xét các mức lãi suất cho vay hiện tại là dấu hiệu tích cực đối với nhu cầu vốn vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để xem số tiền các NH giải ngân có đáng kể mới đánh giá được lãi suất hiện nay đã hợp lý hay chưa.

Không được thu các loại phí khi cho vay

Thống đốc NH Nhà nước vừa có Chỉ thị số 06/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài phải chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm bảo đảm thanh khoản, đáp ứng nhu cầu tín dụng, nhu cầu thanh toán dịp cuối năm.

Các NH thương mại cần mở rộng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và kiềm chế lạm phát nhưng phải kiểm soát chất lượng tín dụng, tránh gia tăng nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Mức lãi suất cho vay cần hợp lý, tổ chức tín dụng phải giảm tối đa chi phí quảng cáo, quản lý, khuyến mãi… để giảm lãi suất cho vay chia sẻ với DN, khách hàng. Các NH thương mại cũng không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí theo quy định của NH Nhà nước.

T.Phương


Thy Thơ

người lao động

Các tin tức khác

>   Thống đốc: “Không có lợi ích nhóm” trong độc quyền vàng miếng (12/11/2012)

>   Giả định 3 kịch bản hợp nhất Sacombank và Eximbank (12/11/2012)

>   Ngân hàng hậu tăng trưởng nóng (12/11/2012)

>   Những vướng mắc trong thi hành quyết định của tòa án để TCTD thu hồi nợ (12/11/2012)

>   Xử lý nợ xấu: Cắt ngọn trước, bổ gốc sau? (12/11/2012)

>   Thống đốc nói về tác động tiêu cực của “lợi ích nhóm” (12/11/2012)

>   Ngân hàng bắt người vay phải ký quỹ? (12/11/2012)

>   Niêm phong khuôn đúc 5 thương hiệu vàng (12/11/2012)

>   Xử lý nợ xấu: Kinh nghiệm từ Malaysia (12/11/2012)

>   VPBank: Cổ đông “lạ” Châu Thổ và sự “biến mất” bí ẩn của Techcombank (12/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật