Thứ Năm, 15/11/2012 11:40

Cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn ì ạch

Trong 3 năm 2008 - 2010 có 5 DN được giao, 4 DN được bán. Từ năm 2011 đến nay chưa có DN nào thực hiện 2 hình thức chuyển đổi sở hữu này. Những DN được giao, bán đều có quy mô nhỏ, thiết bị, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp. Chính vì vậy, sau khi giao, bán, khả năng huy động vốn thấp, ít có điều kiện phát triển.

“Có quan điểm cho rằng DNNN như con nghiện, thà bán quách nó đi còn hơn cố bỏ tiền vào cứu nó”, PGS. TS. Lê Xuân Bá - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn câu chuyện về cải cách khu vực DNNN.

Cũng trong một cuộc hội thảo ngay ngày hôm sau, dù không trực diện tới vấn đề cải cách DNNN, nhưng đã có ý kiến phụ họa với lời dẫn của ông Bá. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, DNNN và tập đoàn kinh tế Nhà nước vừa không nên cứu và cũng không thể cứu, vì khối DN này đã gây ra hệ lụy xấu cho nền kinh tế. “Khối DN tư nhân mới là đáng cứu và có thể cứu được”, bà Lan nêu ý kiến.

Nhận định này đã nhanh chóng nhận được phản hồi trái ngược. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, DNNN hiện nay đang tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp cho DN tư nhân. Có giải pháp hỗ trợ đảm bảo hoạt động của khối DNNN cũng chính là cứu các DN tư nhân, đặc biệt là khối DNNVV đang trong tình trạng “ngắc ngoải”. Ông Tuyển cũng bày tỏ thấu hiểu với lo ngại của nhiều người khi đối chiếu với sự cải cách ì ạch của khu vực kinh tế Nhà nước hiện nay.

TS. Trần Tiến Cường - nguyên Trưởng ban đổi mới và cải cách DN dẫn chứng, sau hơn 20 năm cải cách, sự hiện diện của DNNN đã giảm độ đậm đặc trong nhiều ngành, lĩnh vực (43 ngành năm 2002 xuống 20 ngành năm 2011). Tuy nhiên trong số đó vẫn có nhiều vị trí quan trọng trong kinh doanh và một số lĩnh vực các DN ngoài nhà nước có thể làm tốt hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước còn nhiều nhưng lại không hoạt động tốt và đã gây ra thực trạng chưa có cạnh tranh bình đẳng.

Cắt nghĩa cho sự kém phát triển này, bà Nguyễn Kim Toàn - nguyên Vụ trưởng Vụ Đổi mới DN, Văn phòng Chính phủ cho rằng, chúng ta chưa thực hiện tốt khâu phân loại và tái cơ cấu DN trước khi tiến hành cải cách DNNN. Bà Toàn khẳng định, nhiều DN sau cổ phần hóa đã hoạt động tốt nhờ được tái cơ cấu.

Theo báo cáo của 2.442 DN đã cổ phần hóa từ 1 năm trở lên, lợi nhuận bình quân tăng 3,2 lần, nộp ngân sách tăng 2,5 lần, vốn điều lệ tăng 1,56 lần, doanh thu tăng 1,9 lần. Số lao động bình quân tăng 12%; thu nhập tăng 28% so với trước khi cổ phần hóa.

Trong khi đó, số lượng DNNN thực hiện giao, bán không nhiều (đến nay có 198 DN thực hiện giao, 155 DN thực hiện bán), chủ yếu là từ năm 2007 trở về trước. Trong 3 năm 2008 - 2010 có 5 DN được giao, 4 DN được bán. Từ năm 2011 đến nay chưa có DN nào thực hiện 2 hình thức chuyển đổi sở hữu này. Những DN được giao, bán đều có quy mô nhỏ, thiết bị, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp. Chính vì vậy, sau khi giao, bán, khả năng huy động vốn thấp, ít có điều kiện phát triển.

“Tuy nhiên, nhiều DN khi giao, bán nhờ được xử lý tồn đọng về tài chính nên tháo gỡ được khó khăn, sau khi giao, bán, sản xuất kinh doanh đã có lãi, bảo đảm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động”, bà Toàn bổ sung.

Để cổ phần hóa đạt hiệu quả cao hơn, bà Toàn kiến nghị không nhất thiết tiến hành cổ phần hóa đồng loạt mà cần xem xét, lựa chọn những DN cần tái cơ cấu trước khi cổ phần hóa. Tương tự như vậy, hình thức giao, bán dù hầu như không thực hiện những năm gần đây, song vẫn cần quy định để xử lý.

“Trước khi giao, bán cần cân nhắc khả năng tái cơ cấu, kể cả sáp nhập, hợp nhất. Nếu để DN kém hiệu quả thì sau khi giao, bán khả năng vực dậy cũng khó khăn”, bà Toàn kết luận.

“Tuy có giảm lĩnh vực 100% vốn Nhà nước, nhưng thực tế là sau khi sắp xếp xong, DNNN vẫn được làm những gì pháp luật không cấm nên họ vẫn bổ sung ngành nghề, phình lĩnh vực, vượt quá cả quy mô và vốn Nhà nước trong lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Trong khi đó dù nói rằng DNNN chỉ nhảy vào lĩnh vực tư nhân không làm được hoặc không muốn làm, nhưng chúng ta đã bao giờ hỏi tư nhân đâu mà biết họ không làm được hay không muốn làm”.

PGS. TS Lê Xuân Bá - Viện trưởng CIEM


Ngọc Khanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Một số tập đoàn đã được "chia tiền" ngân sách cho năm 2013 (15/11/2012)

>   Khó cổ phần hóa doanh nghiệp quản lý nhiều địa điểm đắc địa (15/11/2012)

>   SHTP: Rút phép, tạo quỹ đất cho dự án mới (15/11/2012)

>   Phân vân quản lý doanh nghiệp nhà nước (15/11/2012)

>   Công nghiệp xi măng: Tồn kho vẫn đầu tư (15/11/2012)

>   Nhu cầu vốn cho than mỗi năm khoảng 18.000 tỷ đồng (15/11/2012)

>   Văn phòng Trung ương Đảng thẩm định dự án casino Vân Đồn (15/11/2012)

>   EVN muốn vay hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án điện (15/11/2012)

>   Một số tập đoàn đã được "chia tiền" ngân sách cho năm 2013 (15/11/2012)

>   Liên doanh trong bán lẻ: Tiềm ẩn nguy cơ thâu tóm (15/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật