Thứ Bảy, 10/11/2012 10:02

Bất đồng về ngân sách - Châu Âu đứng trước nguy cơ chia rẽ

Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do Công ty YouGov tiến hành vừa công bố cho biết 49% người dân Anh được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu đồng ý việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu được trưng cầu về khả năng này. Trong khi đó, chỉ có chưa đầy 1/3 số người được hỏi phản đối quyết định rời khỏi EU.

Kết quả thăm dò của YouGov cũng tương tự với kết quả một số cuộc thăm dò trước đó tại Anh về khả năng xứ sở sương mù rời khỏi ngôi nhà chung EU.

Nhiều nước cảnh báo phủ quyết tăng ngân sách cho EU 

Kết quả cuộc thăm dò trên dự báo Thủ tướng Anh David Cameron sẽ tiếp tục đưa ra lập trường cứng rắn với Brussels (Bỉ), phủ quyết bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến việc tăng ngân sách cho EU trong các cuộc họp thảo luận về ngân sách của EU trong 7 năm tới (2014 - 2020), dự kiến diễn ra tại Brussels vào cuối tháng này.

Người dân Anh đang rất “thắt lưng buộc bụng” nên không muốn đóng góp thêm cho ngân sách EU

Chính phủ của Thủ tướng Cameron đang tiến hành chính sách cắt giảm chi tiêu ngân sách, vì thế Luân Đôn sẽ nỗ lực bằng mọi cách ngăn chặn việc tăng phần đóng góp của nước này cho các cơ cấu của châu Âu. Đảng Độc lập nước Anh (UKIP) kêu gọi về một cuộc “ly hôn thân thiện” giữa Brussels và Anh. Trong khi đó, một số nghị sĩ đảng Bảo thủ của ông Cameron đã cùng với Công đảng đối lập thông qua kiến nghị, yêu cầu Thủ tướng có ý kiến cắt giảm ngân sách của EU tại hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới.

Trong khi Anh đang thúc đẩy việc đóng băng ngân sách ngàn tỷ của EU trong giai đoạn tới, ngày 8-11, Italia và Pháp - hai thành viên có mức đóng góp lớn thứ hai và thứ ba cho ngân sách EU, đã kêu gọi xây dựng một hệ thống minh bạch cắt giảm phần đóng góp cho ngân sách của khối. Giới chức Ý cho rằng khả năng các nhà lãnh đạo EU đạt được sự nhất trí về vấn đề trên tại hội nghị thượng đỉnh EU tới đây là “không dễ dàng, nhưng không có nghĩa là không thể”.

Trong khi đó, Pháp cũng kêu gọi cần có sự “đoàn kết” lớn hơn trong EU và nguồn ngân sách của khối nên được phân bổ một cách cân bằng, minh bạch và hợp lý. Hiện Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Áo đang thương lượng về mức cắt giảm phần đóng góp cho ngân sách EU, với lý do họ đang phải đóng góp quá nhiều, trong khi vẫn phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm thoát khỏi giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.

Trước đó, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt cũng đã cảnh báo sẽ phủ quyết kế hoạch ngân sách EU giai đoạn 2014 - 2020, nếu Copenhagen không được giảm trừ 174 triệu USD/năm iền đóng góp cho ngân sách này.

Nguy cơ chia rẽ “lục địa già”

Vấn đề ngân sách EU đang gây bất đồng sâu sắc giữa các nước thành viên EU, trong đó nhóm nước do Đức đứng đầu đề xuất ngân sách ở mức 1% tổng GDP của EU (gần 960 tỷ EUR), trong khi nhóm còn lại gồm Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Séc đòi cắt giảm mạnh ngân sách này, chỉ để ở mức không quá 900 tỷ EUR. Vấn đề tranh cãi này đang gây chia rẽ giữa Anh và phần còn lại của “lục địa già”.

Phát biểu tại buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel kéo dài 1 giờ, Thủ tướng David Cameron nhấn mạnh, lãnh đạo hai nước Anh - Đức nhất trí cho rằng các nước châu Âu nói chung và EU nói riêng cần đạt đồng thuận. Luân Đôn cho rằng sẽ không hợp lý nếu tăng ngân sách EU trong bối cảnh lãnh đạo các nước thành viên phải thông qua các giải pháp khó khăn nhằm cân bằng ngân sách.

Theo ông, tốt nhất là nên cắt giảm ngân sách, còn trong trường hợp xấu nhất thì nên giữ nguyên. Về phần mình, Thủ tướng Merkel tuyên bố ngân sách EU cần phải được sử dụng hiệu quả, đồng thời cảnh báo việc rút khỏi EU không có lợi cho nước Anh. Bà Merkel cũng lên tiếng kêu gọi người đồng cấp Anh hợp tác nhằm tránh để vấn đề này rơi vào bế tắc tại hội nghị thượng đỉnh EU sẽ được tổ chức vào cuối tháng này.

Đề cập tới khả năng Luân Đôn rời khỏi EU, phát biểu tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, bà muốn Anh ở lại trong EU và cho rằng sẽ tốt cho “xứ sở sương mù” nếu Luân Đôn quyết tâm ở lại trong khối. Theo bà, trong một thế giới 7 tỷ người, trong đó một thế hệ mới với các nền kinh tế đang nổi lên, nước Anh sẽ trở nên lạc lõng đơn độc nếu ở ngoài EU.

HẠNH CHI

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   EU sắp phát hành giấy bạc euro mới (10/11/2012)

>   Nợ công Nhật Bản trước nguy cơ cán mốc 1 triệu tỷ JPY (09/11/2012)

>   Trung Quốc: Lạm phát giảm thấp nhất trong gần 3 năm (09/11/2012)

>   Kỳ vọng quan hệ kinh tế Ấn-Mỹ khi ông Obama đắc cử (09/11/2012)

>   Ai sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính mới của Mỹ? (09/11/2012)

>   Indonesia tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp 5,75% (09/11/2012)

>   Iran tạm cấm nhập khẩu mặt hàng xa xỉ (09/11/2012)

>   Tăng thuế người giàu không làm Mỹ giảm tăng trưởng (09/11/2012)

>   ECB sẵn sàng kích hoạt chương trình mua trái phiếu (08/11/2012)

>   Hy Lạp tiến gần hơn đến khoản giải cứu 40.2 tỷ USD (08/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật