Thứ Năm, 08/11/2012 14:14

Hy Lạp tiến gần hơn đến khoản giải cứu 40.2 tỷ USD

Việc thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt trị giá 13.5 tỷ EUR là cần thiết để nước này có thể nhận được khoản tiền giải cứu tiếp theo trị giá 31.5 tỷ EUR (40.2 tỷ USD) nhằm duy trì hoạt động của Chính phủ.

Dù vậy, đây là chỉ là bước đi thứ hai để Hy Lạp có thể nhận được tiền giải cứu vì nước này còn phải trải qua một cuộc bỏ phiếu nữa về ngân sách 2013 vào ngày Chủ nhật.

* Hy Lạp đã huy động được 1,3 tỷ euro trái phiếu

 

Sáng ngày thứ Năm (08/11), Quốc hội Hy Lạp phê chuẩn các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt cần thiết để có thể nhận khoản tiền tiếp theo từ gói giải cứu kinh tế quốc tế. Trong số 300 thành viên tại Quốc hội, 153 người bỏ phiếu thuận, 128 người bỏ phiếu chống và 18 phiếu trắng.

Các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" với hệ quả kèm theo là các khoản cắt giảm lương và hưu trí đã châm ngòi cho làn sóng tức giận của người dân Hy Lạp. Hiện tỷ lệ thất nghiệp nước này đã vượt mức 25%. Tồi tệ hơn, đây là năm thứ 5 liên tiếp, kinh tế Hy Lạp chìm trong suy thoái.

Việc thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt là cần thiết để nước này có thể nhận được khoản tiền giải cứu tiếp theo trị giá 31.5 tỷ EUR (40.2 tỷ USD) nhằm duy trì hoạt động của Chính phủ. Nếu không có khoản tiền này, Hy Lạp sẽ hết sạch tiền mặt vào giữa tháng 11.

Dù vậy, đây là chỉ là bước đi thứ hai để Hy Lạp có thể nhận được tiền giải cứu vì nước này còn phải trải qua một cuộc bỏ phiếu nữa về ngân sách 2013 vào ngày Chủ nhật. Vì kế hoạch ngân sách năm tới bao gồm nhiều biện pháp từ cuộc bỏ phiếu ngày thứ Tư nên có thể được thông qua.

Hãng thông tấn nhà nước AMNA cho biết hơn 20% dân số Hy Lạp có thể đối mặt với tình trạng nghèo đói với thu nhập của một hộ gia đình gồm 4 người chỉ ở vào khoảng 13,842 EUR/năm (khoảng 17,500 USD/năm).

Dự thảo cắt giảm chi tiêu bao gồm các biện pháp tài khóa và các cuộc cải cách trị giá 13.5 tỷ EUR trong vòng hai năm tới. Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng từ 65 lên 67 và các khoản hưu trí bịt cắt giảm bình quân từ 5%-15%. Bên cạnh đó, lương của lĩnh vực công cũng bị hạ thấp hơn 30% và một số khoản thưởng cũng bị cắt giảm. Ngoài ra, dự thảo trên cũng cho phép Chính phủ nước này quyền thiết lập mức lương tối thiểu bắt đầu từ tháng 4/2013.

Sự tức giận của người dân Hy Lạp đối với đợt cắt giảm mới nhất ngày càng trở nên sâu sắc. Một số nhà phê bình phản đối "thắt lưng buộc bụng" kêu gọi Hy Lạp áp dụng các chương trình kích thích kinh tế tương tự như Mỹ.

Tuy nhiên Hy Lạp phải tuân thủ chặt chẽ lộ trình do bộ ba Ủy ban châu Âu (EC) – Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra, tức tiếp tục cắt giảm ngân sách nếu cần thiết vì nợ công của nước này tồi tệ hơn so với dự báo trước đó.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Obama tái đắc cử: Ai mừng, ai tủi? (08/11/2012)

>   Kinh tế Nhật có thể đã vào giai đoạn tăng trưởng âm (07/11/2012)

>   "Nền kinh tế Iraq sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới" (07/11/2012)

>   Thủ tướng Tây Ban Nha chưa tính đến xin cứu trợ (07/11/2012)

>   Hy Lạp đã huy động được 1,3 tỷ euro trái phiếu (07/11/2012)

>   Tái đắc cử, Obama nhận lương bao nhiêu? (07/11/2012)

>   20 cách khuynh đảo thị trường tài chính của Fed và ECB (06/11/2012)

>   G-20 sẽ làm mọi điều để vực dậy kinh tế toàn cầu (06/11/2012)

>   Hội nghị G20 khó đạt được các thỏa thuận trọng yếu (05/11/2012)

>   Khủng hoảng tài chính tiếp theo có mầm mống tại Châu Á? (05/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật