Khủng hoảng tài chính tiếp theo có mầm mống tại Châu Á?
Nghiên cứu vừa được Capital Economics công bố cho thấy: “Tỷ trọng tín dụng tư nhân trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại châu Á tăng vọt trong các năm gần đây và hiện ở mức cao mọi thời đại”. Theo Capital Economics, các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tín dụng đáng lo ngại nhất là Hồng Kông, Việt Nam và Trung Quốc.
* Cảnh báo nguy cơ bùng nổ cuộc khủng hoảng mới
* Các “đại gia” ngân hàng của thế giới lâm nạn
* Giới chức tài chính G-20 quan ngại kinh tế thế giới
Capital Economics cho rằng các nền kinh tế châu Á vẫn trong giai đoạn bùng nổ nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng đáng lo ngại của lĩnh vực tư nhân đang gieo mầm mống cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Nghiên cứu vừa được Capital Economics công bố cho thấy: “Tỷ trọng tín dụng tư nhân trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại châu Á tăng vọt trong các năm gần đây và hiện ở mức cao mọi thời đại”. Theo Capital Economics, các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tín dụng đáng lo ngại nhất là Hồng Kông, Việt Nam và Trung Quốc.
Mặc dù đây là điều bình thường đối với các nền kinh tế đang phát triển và lĩnh vực tài chính của quốc gia này nhưng tăng trưởng kinh tế không nên hoàn toàn dựa vào tăng trưởng tín dụng như trường hợp của Ireland và các quốc gia Baltic trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008.
Capital Economics cho rằng sự bùng nổ của hoạt động tín dụng tại Hồng Kông cũng đáng lo ngại như tình hình tại Ireland trước khủng hoảng tài chính. Khi đó, kinh tế Ireland tăng trưởng mạnh mẽ nhờ thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và mức lãi suất thấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như một số yếu tố khác. Tất cả những yếu tố này đã dẫn đến sự gia tăng của hoạt động tín dụng và bong bóng tài sản.
Trong các năm qua, giá nhà tại Hồng Kông liên tục tăng vọt nhờ tăng trưởng cho vay cao và Capital Economics dự báo giá nhà sẽ phải lao dốc tới 30% mới có thể trở về tình trạng cân bằng.
Tổ chức này cũng cảnh báo về tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam và Trung Quốc khi cho rằng dù tăng trưởng tín dụng tại hai quốc gia này không đáng báo động như trước kia nhưng vẫn còn rất mạnh.
Capital Economics lo ngại tăng trưởng cho vay chóng mặt tại Trung Quốc đã dẫn đến sự gia tăng mạnh của năng suất trong lĩnh vực sản xuất và điều này có thể là yếu tố bất lợi đối với triển vọng tăng trưởng trong trung hạn.
Trong khi đó, tăng trưởng cho vay mạnh tại Việt Nam trong các năm vừa qua đã châm ngòi cho bong bóng bất động sản. Hiện bong bóng này đang vỡ với việc giá nhà sụt giảm mạnh, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng đình trệ và tăng trưởng GDP suy yếu.
Phước Phạm (Vietstock)
Finfonet
|