Thứ Ba, 13/11/2012 09:57

4 ngày trước khi cạn tiền mặt, Hy Lạp vẫn chưa nhận được tiền giải cứu

Hy Lạp có thể cần thêm 32 tỷ EUR tiền giải cứu khi được gia hạn thêm 2 năm

Các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup) vừa đồng ý gia hạn cho Hy Lạp hai năm để đáp ứng các mục tiêu tài khóa gắn liền với gói giải cứu thứ hai. Tuy nhiên, Eurogroup sẽ không giải ngân khoản cấp vốn tiếp theo trị giá 31.5 tỷ EUR ít nhất một tuần nữa.

* Hy Lạp tránh được nguy cơ vỡ nợ

* Hy Lạp tiến gần hơn đến khoản giải cứu 40.2 tỷ USD

 

Ước tính cho thấy động thái kéo dài thêm thời gian cho Hy Lạp có thể khiến nước này cần thêm 32.6 tỷ EUR (tương đương 41.4 tỷ USD) tiền giải cứu.

Theo dự kiến, Eurogroup sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 20/11 tới. Giả sử các bộ trưởng đạt được thỏa thuận tại cuộc họp này, Hy Lạp sẽ nhận được khoản vay 31.5 tỷ EUR để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng.

Do không nhận được tiền giải cứu, Hy Lạp sẽ phải tiến hành đảo nợ khi 5 tỷ EUR tín phiếu kho bạc đáo hạn vào ngày 16/11.

Tại cuộc họp ngày thứ Hai, Eurogroup và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng các biện pháp cắt giảm ngân sách khắc nghiệt mới và kế hoạch ngân sách 2013 vừa được Quốc hội Hy Lạp thông qua thể hiện quyết tâm của nước này trong việc cắt giảm nợ công về mức bình thường.

Mới đây, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cảnh báo nếu không có khoản cấp vốn tiếp theo, nước này sẽ cạn kiệt tiền mặt vào ngày thứ Sáu.

Được biết, Hy Lạp buộc phải tìm kiếm gói giải cứu thứ hai từ bộ ba Liên minh châu Âu (EU) – Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do khoản nợ công khổng lồ của nước này. Theo dự báo, nợ công của nước này có thể chạm 190% GDP vào năm tới.

Tuy nhiên, các khoản giải cứu bị trì hoãn trong nhiều tháng qua khi chính trị nước này rơi vào bất ổn và cản trở quá trình thực hiện các cuộc cải cách cũng như đáp ứng các mục tiêu tài khóa của EU-ECB-IMF.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Kinh tế Đức bắt đầu "nếm vị đắng" do khủng hoảng (12/11/2012)

>   Điểm mặt 20 quốc gia thao túng tiền tệ hàng đầu thế giới (12/11/2012)

>   Hy Lạp tránh được nguy cơ vỡ nợ (12/11/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc đón nhận thông tin tích cực (11/11/2012)

>   Khủng hoảng Eurozone bắt đầu lan sang Đức, Pháp (11/11/2012)

>   Hy Lạp lại vấp khó khăn mới trong nỗ lực giảm nợ (11/11/2012)

>   Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc sẽ vượt G-7 (11/11/2012)

>   Obama gỡ 'bom hẹn giờ' nợ công thế nào? (10/11/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2016? (10/11/2012)

>   Bất đồng về ngân sách - Châu Âu đứng trước nguy cơ chia rẽ (10/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật