Thứ Hai, 12/11/2012 13:58

Điểm mặt 20 quốc gia thao túng tiền tệ hàng đầu thế giới

20 quốc gia thao túng tiền tệ làm bốc hơi 1.5 ngàn tỷ USD/năm

Báo cáo vừa được cựu quan chức Bộ phận Tiền tệ thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Joseph Gagnon công bố cho thấy Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất cố tình kiểm soát giá trị đồng tiền của nước này.

Theo đó, báo cáo của Joseph Gagnon đã liệt kê danh sách 20 quốc gia thao túng tiền tệ mạnh nhất thế giới. Ông Gagnon cho rằng việc thao túng tiền tệ đã và đang khiến dòng vốn thất thoát khoảng 1.5 ngàn tỷ USD/năm và điều này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến Mỹ cũng như châu Âu.

Cụ thể, hàng triệu người Mỹ và châu Âu đã có thể có được công ăn việc làm nếu các quốc gia khác không thao túng tiền tệ. Hơn nữa, kinh tế Mỹ và châu Âu có thể đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững thông qua nhu cầu nội địa cao hơn.

Theo ông Gagnon, những quốc gia thao túng tiền tệ rơi vào 4 nhóm sau: các nền kinh tế phát triển, các quốc gia mới công nghiệp hóa, các nước đang phát triển châu Á và các nhà xuất khẩu dầu mỏ.

Tiêu chí để xác định liệu một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không chính là tỷ trọng dự trữ ngoại hối/GDP. Việc nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn là dấu hiệu cho thấy một quốc gia đang tìm cách hạ giá đồng nội tệ nhằm thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu.

Ngoại trừ những nước có thu nhập thấp, các quốc gia thao túng tiền tệ còn lại thuộc danh sách của Gagnon đều có một số đặc điểm chung như sau:

  • Giá trị kho dự trữ ngoại hối vượt quá giá trị 6 tháng nhập khẩu
  • Dự trữ ngoại hối liên tục gia tăng trong 10 năm vừa qua
  • Thặng dư tài khoản vãng lai vẫn được duy trì

Lưu ý: Tất cả các số liệu đều được tính theo % GDP.

1. Đan Mạch

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 24%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 14%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 4%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 25%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 2%

2. Hồng Kông

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 121%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 53%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 9%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 120%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

3. Hàn Quốc

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 27%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 7%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 29%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

4. Israel

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 31%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 12%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 28%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

5. Nhật Bản

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 21%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 12%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 3%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 25%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

6. Singapore

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 21%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 12%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 3%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 25%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

7. Thụy Sỹ

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 44%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 32%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 11%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 47%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 1%

8. Đài Loan

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 83%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 24%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 8%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: n/a
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: n/a

9. Argentina

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 9%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 4%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 9%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 9%

10. Bolivia

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 40%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 30%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 4%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 40%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 1%

11. Trung Quốc

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 45%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 29%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 5%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 49%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 6%

12. Malaysia

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 48%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 16%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 13%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 45%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 15%

13. Philippines

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 32%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 14%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 21%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

14. Thái Lan

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 49%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 21%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 3%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 53%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 12%

15. Angola

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 28%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 20%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 7%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 8%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

16. Algeria

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 97%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 64%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 14%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: n/a
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 1%

17. Libya

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 271%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 230%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 24%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: n/a
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: n/a

18. A-rập Xê-út

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 94%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 85%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 18%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: n/a
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: n/a

19. Azerbaijan

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 17%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 4%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 8%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: n/a
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: n/a

20. Nga

  • Dự trữ ngoại hối 2011: 25%
  • Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 14%
  • Tài khoản vãng lai bình quân: 8%
  • Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 35%
  • Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Hy Lạp tránh được nguy cơ vỡ nợ (12/11/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc đón nhận thông tin tích cực (11/11/2012)

>   Khủng hoảng Eurozone bắt đầu lan sang Đức, Pháp (11/11/2012)

>   Hy Lạp lại vấp khó khăn mới trong nỗ lực giảm nợ (11/11/2012)

>   Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc sẽ vượt G-7 (11/11/2012)

>   Obama gỡ 'bom hẹn giờ' nợ công thế nào? (10/11/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2016? (10/11/2012)

>   Bất đồng về ngân sách - Châu Âu đứng trước nguy cơ chia rẽ (10/11/2012)

>   EU sắp phát hành giấy bạc euro mới (10/11/2012)

>   Nợ công Nhật Bản trước nguy cơ cán mốc 1 triệu tỷ JPY (09/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật