Thứ Hai, 19/11/2012 22:47

1.075 tỉ đồng bình ổn thị trường dịp Tết

Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ về chương trình chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết năm nay sẽ chỉ tăng khoảng 10% so với năm trước. Đồng thời, các địa phương cũng chi 1.075,5 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.

Theo nhận định của Bộ Công Thương trong báo cáo chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm từ đầu năm đến nay tương đối ổn định do nguồn cung dồi dào. Giá các mặt hàng tiêu dùng khác như bánh kẹo, đồ uống, hàng may mặc…cũng tăng không đáng kể do sức mua suy giảm.

Nhóm hàng thực phẩm như thịt heo, thịt gà, trứng trong các tháng vừa qua gặp nhiều khó khăn. Trong khi chi phí sản xuất còn cao (lãi suất, giá thức ăn chăn nuôi…) thì giá thịt liên tục giảm và đặc biệt giảm mạnh, khó tiêu thụ trong giai đoạn có thông tin về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và ảnh hưởng từ hoạt động nhập lậu gia cầm qua biên giới. Điều này đã khiến hoạt động chăn nuôi thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng trại dẫn tới nhiều lo ngại về nguồn cung thực phẩm trong các tháng cuối năm 2012 và đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2013.

Bộ Công Thương cho biết, đã có 18 địa phương bắt đầu thực hiện hoặc có kế hoạch ứng vốn hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết với tổng số tiền ước khoảng 1.075,5 tỉ đồng. Năm 2011, số tiền này khoảng 1.091 tỉ đồng.

Do nguồn lực tài chính khác nhau nên kinh phí dành cho Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tại mỗi địa phương cũng có sự khác biệt: Hà Nội: 376 tỉ đồng, TPHCM 262,2 tỉ đồng, Các địa phương khác do nhu cầu thị trường thấp hơn nên nguồn lực tài chính cũng thấp hơn.

Chương trình hỗ trợ lãi suất của các địa phương để bình ổn hàng hóa Tết chủ yếu tập trung vào tháng cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Riêng Hà Nội và TPHCM đã thực hiện chương trình cả năm. Tuy nhiên, lượng vốn hỗ trợ lãi suất năm nay của Hà Nội và TPHCM dự kiến giảm so với năm trước (lần lượt là 26% và 42%).

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Chuyển Tổng công ty Bưu chính Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông (19/11/2012)

>   DN thép Thổ Nhĩ Kỳ muốn liên kết với đối tác Việt (19/11/2012)

>   Làm rõ khái niệm doanh nghiệp nhà nước (19/11/2012)

>   Tâm thư của đại gia thủy sản vỡ nợ (19/11/2012)

>   Phát triển hạ tầng: Đã thấy "chìa", làm sao mở khóa? (19/11/2012)

>   Đà Nẵng: Doanh nghiệp chết, không “chôn” được (19/11/2012)

>   Tập đoàn nợ khủng nhưng không biết sợ (19/11/2012)

>   Lãng phí tàu khổng lồ (19/11/2012)

>   "Hậu Vinashin": Triền đà trơ cọc dở dang, ụ nổi phơi tàu gỉ sét (18/11/2012)

>   Kiểm soát độc quyền còn quá sơ sài! (18/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật