Thứ Tư, 03/10/2012 11:57

Xuất khẩu dệt may 15 tỷ USD: Mục tiêu trong tầm tay

Ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ sớm chinh phục được mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2012.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2012 ước đã vượt 10 tỷ USD (chưa tính nguyên phụ liệu xuất khẩu), tăng gần 7% so với cùng kỳ.

Theo Bộ Công Thương, tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam đã có chuyển biến tích cực với kim ngạch tháng 9 tăng 13% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam trong thời gian tới nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 20% như các tháng trước.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị  trường như Argentina, Chile, Angola, Panama, Úc... cũng đạt được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực của thị  trường, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đang đứng trước một số khó khăn.

Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Dương Thị Ngọc Dung, chủ trương bỏ ân hạn thuế 275 ngày cho thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu (đang được đề xuất) sẽ làm giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng từ 8% (trường hợp bảo lãnh ngân hàng) đến 16% (trường hợp vay tiền nộp thuế nhập khẩu), các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may nói riêng đã khó lại càng khó thêm. Hiệp hội Dệt May Việt Nam đang đề nghị tiếp tục thực hiện ân hạn thuế 275 ngày để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Bà Dương Thị Ngọc Dung cho biết thêm, để tăng trưởng xuất khẩu ở con số 7%,  các doanh nghiệp dệt may đã phải rất nỗ lực rất nhiều cũng như cố gắng cân bằng được giá đầu vào và giá đầu ra  của sản phẩm.

Bên cạnh các giải pháp về thuế, nguồn vốn đang được các cơ quan chức năng triển khai, để đảm bảo sự ổn định cũng như duy trì, thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển các thị trường mới.

Bộ Công Thương đang nỗ lực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm khai thông thị trường những tháng cuối năm, nhất là tại các thị trường tiềm năng như Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và đưa ra các dự báo về thị trường, cảnh báo về việc thay đổi chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng tại các thị trường, nên các doanh nghiệp cần tận dụng và theo sát để có kế hoạch và thay đổi kịp thời.

Linh Đan

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Vốn đầu tư: “Cho ăn nhiều chưa phải là tốt” (03/10/2012)

>   Mitsubishi hướng tới thị trường đóng tàu Việt Nam (03/10/2012)

>   EVN dư thừa điện (03/10/2012)

>   Hàng tỷ USD “đổi” hàng xa xỉ (03/10/2012)

>   Ôm nợ xi măng (03/10/2012)

>   ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ (03/10/2012)

>   Muốn tạm nhập tái xuất phải ký quỹ 5 tỉ đồng (03/10/2012)

>   Doanh nghiệp thủy sản âm thầm “khai tử” (03/10/2012)

>   DN Nhật rời Trung Quốc: Việt Nam có được chọn? (03/10/2012)

>   Xuất khẩu thép dự kiến đạt 2 tỉ đô la Mỹ (02/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật