Thứ Tư, 03/10/2012 11:14

Mitsubishi hướng tới thị trường đóng tàu Việt Nam

Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries (MHI) có kế hoạch mở rộng hoạt động sang các thị trường đóng tàu mới nổi là Ấn Độ, Việt Nam và Brazil.

Theo kế hoạch mới được công bố ngày 2/10, MHI sẽ mua công ty con L&T Ship Buijdings của hãng đóng tàu hàng đầu Ấn Độ Larsen & Toubro (L&T). Đến năm 2015, tỷ lệ đầu tư của MHI vào công ty L&T Ship Buijdings sẽ tăng lên 51% và nếu thương vụ này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên tại Ấn Độ có một nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực đóng tàu.

Đối tượng mà MHI đang nhắm tới hiện đứng thứ 8 trong lĩnh vực chế tạo tàu thuyền ở Ấn Độ. Công ty này có hai cơ sở sản xuất lớn tại các tỉnh miền Nam và miền Tây Ấn Độ. Theo đánh giá của MHI, với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, nhu cầu của Ấn Độ về vận chuyển các nguồn tài nguyên như than đá và dầu khí sẽ tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lớn đối với các loại tàu thuyền.

Trước đó, hồi tháng 12/2011, MHI đã ký hợp đồng với L&T Ship Buildings về cung cấp kỹ thuật và đào tạo cho L&T Ship Buildings, cử chuyên gia của MHI tới công ty này hỗ trợ sản xuất.

MHI cho biết sẽ dành 350 tỷ yên (khoảng 4,4 tỷ USD) cho hoạt động mua lại các công ty đối tác nước ngoài trong năm 2014, tăng hơn 3 lần so với mức 110 tỷ yên của năm 2011. Ngoài thị trường Ấn Độ, Việt Nam và Brazil cũng là các thị trường mà MHI hướng tới, song kế hoạch chi tiết chưa được tiết lộ.

Việc MHI tăng mua các công ty đóng tàu nước ngoài được cho nhằm nâng cao sức cạnh tranh về giá thành trong bối cảnh các cơ sở chế tạo trong nước của tập đoàn này phải đối phó với việc đồng yên tăng giá. Nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ, MHI sẽ tăng được sức cạnh tranh của mình trước các hãng đóng tàu Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trong ngành công nghiệp đóng tàu, MHI chiếm vị trí hàng đầu thế giới cho đến năm 1999. Tuy nhiên từ năm 2000, tập đoàn này đã phải nhường vị trí số một cho Hàn Quốc, và đến năm 2009 lùi tiếp xuống vị trí thứ ba sau Trung Quốc. Năm 2011, MHI chiếm 19% thị phần ngành đóng tàu thế giới, trong khi thị phần của Hàn Quốc là 35% và Trung Quốc là 39%.

vietnam+

Các tin tức khác

>   EVN dư thừa điện (03/10/2012)

>   Hàng tỷ USD “đổi” hàng xa xỉ (03/10/2012)

>   Ôm nợ xi măng (03/10/2012)

>   ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ (03/10/2012)

>   Muốn tạm nhập tái xuất phải ký quỹ 5 tỉ đồng (03/10/2012)

>   Doanh nghiệp thủy sản âm thầm “khai tử” (03/10/2012)

>   DN Nhật rời Trung Quốc: Việt Nam có được chọn? (03/10/2012)

>   Xuất khẩu thép dự kiến đạt 2 tỉ đô la Mỹ (02/10/2012)

>   Xây hồ nước 3.000 tỉ đồng cho siêu dự án thép (02/10/2012)

>   Nhà mạng nhỏ khó quẫy đạp với 5% miếng bánh (02/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật