Thứ Tư, 03/10/2012 23:12

VNPT vẫn muốn sáp nhập VinaPhone - MobiFone

Sau khi bộ Thông tin Truyền thông ban hành chỉ thị về nguyên tắc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được cho là sẽ phải đề xuất phương án khác thay cho đề xuất sáp nhập hai mạng di động VinaPhone - MobiFone nhưng tập đoàn này vẫn đề xuất phương án sáp nhập.

Trong chỉ thị trên, Bộ Thông tin Truyền thông yêu cầu, đối với một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng (cố định, di động, internet băng thông rộng…) cần đảm bảo mỗi thị trường có ít nhất ba doanh nghiệp mạnh tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh…

Theo tinh thần chỉ thị này thì thị trường viễn thông di động sẽ là nơi cạnh tranh của ba doanh nghiệp mạnh Viettel, MobiFone và VinaPhone, bởi ba doanh nghiệp này chiếm tới 95% thị phần.

Theo các chuyên gia, VNPT cần phải đề xuất phương án khác thay cho đề nghị sáp nhập VinaPhone - MobiFone thì mới mong đạt được sự chấp thuận cho kế hoạch tái cơ cấu của mình.

Thế nhưng, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông của Bộ Thông tin Truyền thông, cho biết VNPT vẫn đề xuất lên bộ này và các bộ ngành liên quan cho sáp nhập hai mạng di động MobiFone - VinaPhone. Bộ Thông tin Truyền thông giao cho Cục Viễn thông xem xét đề xuất này.

Cục Viễn thông đang nghiên cứu, phân tích xem việc sáp nhập của hai mạng này tác động thế nào đến toàn bộ thị trường, liệu có đảm bảo duy trì cạnh tranh lành mạnh hay không.

“Bộ Thông tin Truyền thông đang tổ chức nghiên cứu việc sáp nhập hai mạng này và hiện chưa có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, quan điểm của bộ là phải duy trì ít nhất ba doanh nghiệp tương đương nhau trên thị trường. Từ giờ đến cuối năm, bộ sẽ có ý kiến chính thức về việc sáp nhập hai mạng MobiFone - VinaPhone", ông Hải nói.

Phát biểu tại tọa đàm “Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam?” được Câu lạc bộ nhà báo Công nghệ Thông tin tổ chức mới đây, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng không nên sáp nhập hai mạng di động trên bởi thị trường viễn thông di động có đặc thù là số lượng doanh nghiệp tham gia hạn chế nên một trong những cách để tạo cạnh tranh là cổ phần hóa. Cổ phần hóa không đơn thuần là chuyện kiếm thêm ít tiền từ nhà đầu tư, bán cổ phần để thu ít tiền cho ngân sách Nhà nước, mà còn tạo thêm đối tác chiến lược.

Ông Thành cho rằng, khi cổ phần hóa thì đối tác chiến lược đem vào kỹ năng quản trị, công nghệ, cách thức dịch vụ mới, tạo tiêu chuẩn để các doanh nghiệp khác phải theo. Đó là cách thức tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường. “Nguyên lý của cạnh tranh là không phải bảo vệ những người đang chơi trên thị trường mà là bảo vệ áp lực cạnh tranh,” ông Thành nói.

Vân Oanh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho việc nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra (03/10/2012)

>   Ngành dệt may đề xuất hưởng ân hạn thuế 275 ngày (03/10/2012)

>   Hàng tồn kho: đại hạ giá vẫn khó bán (03/10/2012)

>   “Tôi tin cải cách DNNN sẽ được đẩy thêm một bước” (03/10/2012)

>   Xuất khẩu dệt may 15 tỷ USD: Mục tiêu trong tầm tay (03/10/2012)

>   Vốn đầu tư: “Cho ăn nhiều chưa phải là tốt” (03/10/2012)

>   Mitsubishi hướng tới thị trường đóng tàu Việt Nam (03/10/2012)

>   EVN dư thừa điện (03/10/2012)

>   Hàng tỷ USD “đổi” hàng xa xỉ (03/10/2012)

>   Ôm nợ xi măng (03/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật