Thứ Sáu, 19/10/2012 21:30

“Trốn” thị trường trong nước

Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tìm cách xuất khẩu để tránh lực cầu nội yếu. Có thể nhận thấy, với những doanh nghiệp “thức thời” vẫn có thể trụ vững nhờ tìm được điểm tựa từ thị trường ngoại.

Cầu nội địa khó “đỡ” sản xuất

“Mấy năm rồi. lương nhân viên siêu thị không tăng, nhiều cán bộ bỏ việc lắm”, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội buồn buồn nói với Thời báo Ngân hàng. Trong câu chuyện của ông, sức mua xã hội đang giảm sút nghiêm trọng, bắt đầu ngay từ chính thu nhập của người lao động không mấy cải thiện.

Thể hiện trên doanh số bán lẻ, ông Phú cho biết dù nỗ lực khuyến mại liên tiếp nhưng từ đầu năm đến nay, các siêu thị cũng không thể khiến người dân hào hứng mua sắm như trước nữa. Chi hết 75% thu nhập cho ăn ở, đi lại..., các mặt hàng lâu bền là nhóm bị cắt giảm nhu cầu đầu tiên. “Hệ thống các siêu thị điện máy thậm chí vắng như chùa bà Đanh”, ông Phú ví von. Cũng vì vậy, tác động từ sức mua yếu lại ảnh hưởng ngược đến các đơn vị sản xuất.

Ở góc độ con số vĩ mô, các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời gian gần đây luôn cho thấy tình hình sản xuất - kinh doanh khá bi đát. Vào tháng trước, công bố chính thức cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng rất thấp, trong khi tồn kho có xu hướng cải thiện chậm dần, một biểu hiện khá quan ngại. “Nhiều DN đang bán tống bán tháo sản phẩm, lợi nhuận chỉ còn rất nhỏ, thậm chí không còn lợi nhuận nữa, bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN buồn bã nói.

Góc nhìn của người khởi xướng những chương trình bán hàng về nông thôn lớn cho các DN lâu nay đã cho thấy phần nào “quẫn bách” của cộng đồng kinh doanh trước bối cảnh tiêu thụ trong nước khó khăn. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, số DN đóng cửa, giải thể đã chiếm khoảng 40% tổng số các DN rời thị trường kể từ giai đoạn đổi mới đến nay. “Thu nhập của người tiêu dùng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình sản xuất”, ông Phú lưu ý.

Nhưng tình cảnh bi quan hiện nay dường như vẫn chưa cho thấy lối thoát. Nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây đều chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong quý III/2012 đã khó khăn hơn nhiều so với quý II, nhưng sẽ còn khó hơn nữa trong quý IV này. “Các DN sản xuất hàng tiêu dùng đang cực khó khăn, có những DN phải chuyển qua kinh doanh lĩnh vực khác. Trong khi đó, 70% DN đang “sống sót” cũng đã hạ doanh số xuống 20 - 30%...”, bà Hạnh cho hay.

Tìm hướng xuất ngoại

“Để trốn sức tiêu dùng thấp của thị trường trong nước, chúng tôi đã tăng cường xuất khẩu nhiều hơn. Ví dụ trước đây cơ cấu hàng xuất khẩu chỉ chiếm 5-7% thì gần đây tăng lên 20%”, Chủ tịch Tập đoàn Hanaka, DN sản xuất thiết bị điện lớn tại phía Bắc, Mẫn Ngọc Anh nói với Thời báo Ngân hàng. Quan điểm của ông chắc hẳn cũng là của nhiều doanh nhân khác. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn ở mức cao 18,6% trong 9 tháng năm 2012, trong đó nhiều sản phẩm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng kim ngạch khá cao.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm này, dưới góc nhìn trong ngành của mình. Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày, túi sách dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ USD không mấy khó khăn” đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc về tổng kim ngạch, ông Thuấn khẳng định. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày khoảng 6,5 tỷ USD và túi sách là 2 tỷ USD.

Theo ông Thuấn, thuận lợi của ngành là bởi đa số DN Việt Nam đã làm chủ công nghệ, ăn sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân 15% trong nhiều năm nay. Một quá trình tích tụ từ đầu tư nghiên cứu phát triển hàng chục năm nay khiến các DN ngành da giày Việt Nam tiến lên làm chủ được khâu thiết kế, tự cấp được một phần nguyên liệu.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam còn có thêm một yếu tố quan trọng khác hỗ trợ. Theo ông Mẫn Ngọc Anh, khi DN xuất khẩu sản phẩm và mang về nguồn ngoại tệ thì sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn. Ông Thuấn cũng chia sẻ quan điểm này: “Da giày là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, việc được vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế”. Nhưng một điểm lợi thế khác không kém phần quan trọng, theo ông Thuấn, là hiện nay các ngân hàng coi DN sản xuất là… “thượng đế”. “Chúng tôi không bao giờ thiếu vốn cả”, ông cho hay.

Có thể nhận thấy, với những DN “thức thời” vẫn có thể trụ vững nhờ tìm được điểm tựa từ thị trường ngoại, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cho rằng: “Lỗi không phải do thị trường mà do các DN không chịu xây dựng nền móng để đi vào chuối giá trị gia tăng toàn cầu…”.

Tường Lam

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Dệt may sẽ xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD vào năm nay (19/10/2012)

>   Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh than (19/10/2012)

>   5 “ông lớn” trên sàn chứng khoán sẽ thống lĩnh 80% thị phần thép (22/10/2012)

>   Ác mộng Trung Hoa? (19/10/2012)

>   Mở rộng vụ án tại Vinalines: Bắt giam một kế toán trưởng (19/10/2012)

>   C.P. Việt Nam hiện thực hóa tham vọng (19/10/2012)

>   Sẽ có một cơ quan chuyên quản doanh nghiệp nhà nước (19/10/2012)

>   Quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất (18/10/2012)

>   Hyundai Vinashin xuất khẩu 10 tàu biển trọng tải lớn (18/10/2012)

>   Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (18/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật