Thứ Hai, 22/10/2012 08:53

5 “ông lớn” trên sàn chứng khoán sẽ thống lĩnh 80% thị phần thép

Trong 9 tháng đầu năm, thép nhập khẩu từ Trung Quốc là mối đe dọa lớn dẫn đến tình hình sản suất và tiêu thụ thép nội địa âm gần 10% so với năm 2011. Đồng thời, những khó khăn nội tại buộc ngành thép phải có các bước tái cơ cấu, điều này được dự báo sẽ có lợi cho 5 doanh nghiệp lớn khi nâng thị phần từ 60% lên 80%.

Trung Quốc vẫn là nỗi “ám ảnh”

Kinh tế suy giảm, bất động sản đóng băng khiến nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm mạnh. Đơn cử như Hoà Phát (HPG) chỉ tiêu thụ trên 400 ngàn tấn thép trong 8 tháng đầu năm. Theo báo cáo ngành thép của CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) mới đây, sản lượng tiêu thụ bình quân ngành trong 8 tháng qua chỉ đạt 360,000 tấn/tháng, thấp hơn 13.7% so cùng kỳ. Trong khi đó khả năng sản xuất lớn hơn nhu cầu rất nhiều. Cụ thể, trường hợp thép cán nguội, năng lực sản xuất trong nước đã lên tới 3.47 triệu tấn, nhưng nhu cầu chỉ đạt 1.3 triệu tấn/năm. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành. Rất nhiều doanh nghiệp thép trong nước phải hạ thấp công suất xuống 30-45% và chỉ hoạt động cầm chừng.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) cho biết, 9 tháng đầu năm, SMC chỉ đạt khoảng 38 tỷ đồng lợi nhuận, rất khó hoàn thành kế hoạch 80 tỷ đồng do khó khăn chung của ngành thép, giá bán giảm, sức tiêu thụ chậm. Ông còn cho biết, từ đầu năm đến nay, SMC đã giảm sản lượng phân phối thép xây dựng; đồng thời tăng sản lượng thép lá, thép cán nguội và cán nóng, những sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh. 
Việc thép nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ và khối lượng lớn cũng là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp trong nước. Tính đến tháng 7/2012, lượng thép nhập khẩu đã tăng gấp 7 lần so cùng kỳ. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, vấn đề này không phải mới xuất hiện, mà từ đầu năm nay theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Trung Quốc, loại thép có chứa vi lượng Bo (hàm lượng từ 0.0008% trở lên) được coi là thép hợp kim và được sử dụng như loại thép xây dựng nên được hưởng thuế ưu đãi 0%. Loại thép này nhập khẩu từ Trung Quốc có giá thấp hơn 14-20% so với thép nội. Điều này ảnh hưởng lớn đến lượng tồn kho trong nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, những tháng cuối năm, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thép sang các nước trong khu vực để giải phóng bớt lượng thép tồn kho đã tăng trên 20% trong 9 tháng qua. Điều này có thể sẽ cản trở sự hồi phục giá thép trong nước dù cho mùa cao điểm của ngành xây dựng đang tới.

Để giúp doanh nghiệp trong nước khắc phục khó khăn trong việc cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, ông Nguyễn Tiến Nghi cho biết, hiện Bộ Công thương đang áp dụng chế độ cấp giấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép, đây là biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thép vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đang nghiên cứu xem Việt Nam có nên xác định loại thép trên có phải là thép hợp kim hay không. Thực ra, hàm lượng Bo rất nhỏ, cũng rất khó để xác định vì công nghệ ở nước ta chưa đủ để thực hiện điều này.

Biện pháp cuối cùng là biện pháp tự vệ thương mại, tức là có khả năng sẽ kiện Trung Quốc chống bán phá giá. Ộng Nghị đưa ra vài trường hợp như Brazil khởi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép cán nguội (flat-rolled stainless steel) nhập khẩu từ Việt Nam, Nam Phi, Đức, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ và Đài Loan tháng 5 vừa rồi. Hay vào tháng 6/2011, thép cuộn nguội (cold rolled coin) nhập khẩu từ Việt Nam cũng bị Indonesia khởi kiện chống bán phá giá. Có lẽ rồi Việt Nam cũng sẽ thực hiện như các nước trên với trường hợp thép nhập từ Trung Quốc.

Nội tại cũng gặp khó

Bên cạnh yếu tố ngoại lực, những khó khăn nội tại cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép. Cụ thể, đặc thù ngành thép đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nên đại đa số doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Ông Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, gánh nặng chi phí tài chính của ngành thép nói chung có nguyên nhân lịch sử. Hầu hết nguồn tài trợ đều đến từ vốn vay, một phần rất ít là tự có. Do đó, khi vay nợ nhiều, lãi suất lớn đương nhiên khấu hao bị ảnh hưởng, công nghệ thiết bị không đổi mới được, quy mô không tương xứng, khả năng cạnh tranh giảm đi.

 

Có thể thấy, 9 doanh nghiệp thép lớn trên thị trường chứng khoán đều có tổng dư nợ tính đến 30/06/2012 lớn hơn vốn chủ sở hữu. Hệ số DER (nợ phải trả/VCSH) cao nhất phải kể đến Thép Nam Kim (NKG) 5.13 lần, tổng nợ là 1,995 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ 389 tỷ đồng. Phần lớn nợ phải trả của NKG đến từ nợ vay với hơn 1,525 tỷ đồng, trong đó chủ yếu lại là vay ngắn hạn.

NKG cũng đứng đầu về tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu, bằng 3.92 lần. Ngoài NKG, còn đến 3 doanh nghiệp vay nợ gấp đôi, gấp ba lần vốn chủ sở hữu như Hữu Liên Á Châu (HLA) 3.34 lần, Thép Dana (DNY) 2.52 lần, Thép Việt Ý (VIS) 2.39 lần.

Có hệ số DER thấp nhất là Thép Tiến Lên (TLH) với 1.01 đơn vị, nhưng gần như toàn bộ số nợ này đều là nợ ngắn hạn.

Với việc sử dụng đòn bẩy lớn, chi phí tài chính luôn là mối lo ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thép. Ông Nghi cho rằng muốn phát triển được, doanh nghiệp phải thay đổi, hay nói đúng hơn là phải tái cơ cấu, nếu không tất yếu phải bị đào thải.

Về kết quả kinh doanh, trong 9 doanh nghiệp trên, chỉ duy nhất HSG đạt con số ấn tượng, lợi nhuận sau thuế 153.5 tỷ đồng, tăng gấp 2.5 lần so cùng kỳ. Tất cả các doanh nghiệp còn lại đều giảm mạnh lợi nhuận, DTL giảm mạnh hơn 18 lần, NKG giảm 13 lần, POM giảm 9 lần…

 

5 “ông lớn” sẽ thống lĩnh 80% thị phần thép

Các chuyên gia của MBKE nhận định, mặc dù ngành thép đang cung dư thừa nhưng nguồn cung này đến từ các công ty thép có công nghệ lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả, trên 60% doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu.

Theo MBKE, hiện việc tái cơ cấu trong ngành đã bắt đầu và có ít nhất 5 công ty giải thể trong 9 tháng đầu năm 2012. Điều này đẩy mạnh gia tăng thị phần của 5 công ty lớn nhất ngành (HPG, POM, TIS, VIS và DNY) từ 60% lên 80%. Đây cũng là hướng đi chung của thị trường thép tại nhiều nước trong khu vực.

Nhìn lại kết quả kinh doanh của 5 ông lớn ngành thép trên:

 

Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   VST: Quý 3 tiếp tục lỗ 55 tỷ đồng (22/10/2012)

>   Công ty mẹ PDR: Vốn ngàn tỷ, lãi ròng 1 tỷ (22/10/2012)

>   NNC: Quý 3 lãi ròng giảm 26% so cùng kỳ  (20/10/2012)

>   MSN: Lãi hợp nhất quý 3 bất ngờ giảm 25%, công ty mẹ lỗ gần 123 tỷ đồng (19/10/2012)

>   HTL: Lỗ ròng 9 tháng 251 triệu đồng (22/10/2012)

>   HQC: Doanh thu đột biến, lợi nhuận giảm đột ngột (19/10/2012)

>   DSN: Lãi 9 tháng vượt xa kế hoạch năm, EPS 6,675 đồng (21/10/2012)

>   DQC: 9 tháng lãi ròng 30 tỷ, khoản phải thu hơn 800 tỷ đồng (19/10/2012)

>   CPC: Lợi nhuận quý 3 giảm mạnh 46% (22/10/2012)

>   Lợi nhuận 9 tháng DHM, KTB, KSH: Kẻ khóc người cười (20/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật