Chủ Nhật, 07/10/2012 21:58

Tranh thủ đầu tư từ Nhật Bản

Nhật xem Việt Nam là điểm đến an toàn, vì kinh tế tăng trưởng khá, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới

Nhiều ý kiến tại hội thảo “Từ TPP và nhu cầu của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, Việt Nam đang tận dụng cơ hội ra sao?” do Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ DN (BSA) tổ chức tuần qua, cho thấy đây là cơ hội lớn DN Việt Nam tiếp nhận đầu tư từ Nhật Bản.

Nhật đang tìm kiếm cơ hội

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) đã qua vòng đàm phán thứ 14 tại Mỹ, cho thấy có nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực tác động tích cực đến DN Việt Nam. Hiện nhiều DN Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong lúc có những biến động về quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như hậu quả sóng thần ở Nhật chưa khắc phục được.

Nhật xem Việt Nam là điểm đến an toàn, vì kinh tế tăng trưởng khá, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2011, Nhật đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm lên đến 2,43 tỉ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 8- 2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 22 tỉ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản đã vươn lên vị trí dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 4,33 tỉ USD, chiếm 51,1% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Khuynh hướng đầu tư của DN Nhật gần đây vào Việt Nam là xây dựng cơ sở kinh doanh, cửa hàng bán lẻ và siêu thị lớn. Điển hình là các chuỗi cửa hàng tiện ích như Family Mart, MiniStop, Aeon. Tập đoàn bán lẻ cao cấp của Nhật là Takashimaya cũng đang hướng vào Việt Nam. Đầu tư vào bất động sản cũng được chú ý. Tập đoàn Tokyu Corp của Nhật hợp tác liên doanh với Tập đoàn Becamex IDC Corp (Bình Dương) trong dự án trị giá 1,2 tỉ USD tại TP Bình Dương.

Một số nhà phát triển hạ tầng của Nhật đang bước vào thị trường Việt Nam xúc tiến đàm phán dự án phát triển hạ tầng giai đoạn 2 KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè - TPHCM để đón đầu xu hướng đầu tư của DN Nhật vào đây. Các DN thực phẩm, bánh kẹo, giấy của Nhật cũng đã xâm nhập thị trường Việt Nam.

Mạnh dạn tạo điều kiện

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc tham gia TPP sẽ giúp DN Việt Nam tiếp cận đầu vào nhập khẩu có lợi về giá do các nước giảm thuế, cũng như tiếp cận được công nghệ cao, môi trường kinh doanh cạnh tranh tốt hơn, kể cả cải cách thể chế hành chính. Theo bà Lan, hiện chúng ta đã đàm phán với Nhật Bản về nhiều lĩnh vực, do đó DN Nhật đầu tư vào Việt Nam sẽ được thuận lợi hơn và đôi bên đều có lợi.

Đây là cơ hội để DN Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư lớn để thoát ra khỏi cảnh làm thuê gia công. Ngành may mặc hàng chục năm nay chỉ biết gia công, trong khi DN đã đủ sức vươn lên nhưng vẫn còn quen tính “mì ăn liền”, không chịu đầu tư lớn để tự làm chủ. Nhà đầu tư Nhật Bản chỉ thấy DN dệt may Việt Nam toàn gia công nên họ không dám vào, vì vậy cần phải loại bỏ thói quen gia công. Bà Lan cũng cảnh báo Việt Nam cần tạo điều kiện để đón nhận làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, nếu không, nước láng giềng Myanmar sẽ đón nhận hết.

Ông Tadashi Kikuchi, tùy viên Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM, cho biết DN Việt Nam khi gia nhập TPP cũng cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đây là điều kiện then chốt để thành công. Việt Nam cần tranh thủ cơ hội tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ cao từ Nhật.

NGUYỄN HẢI

người lao động

Các tin tức khác

>   Phải thay đổi tư duy về nợ công và doanh nghiệp nhà nước (07/10/2012)

>   Ông Vũ Thành Tự Anh: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững” (05/10/2012)

>   53 tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng đề án tái cơ cấu (05/10/2012)

>   Kinh tế Việt Nam: Từ 9 tháng nhìn đến cả năm (05/10/2012)

>   FDI vào TPHCM: dự án cũ tăng vốn, dự án mới giảm mạnh (03/10/2012)

>   "Không thể quản lý giá bằng quyết định hành chính" (03/10/2012)

>   Chấm dứt đổi chiều, giật cục chính sách (03/10/2012)

>   9 tháng, bội chi ngân sách (03/10/2012)

>   ADB hạ triển vọng tăng trưởng Việt Nam xuống 5,1% (03/10/2012)

>   Chặn ngay nguy cơ tái lạm phát (03/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật