Thứ Bảy, 06/10/2012 11:53

Thương mại thế giới sẽ còn khó khăn

Thương mại toàn cầu đã sụt giảm mạnh trong năm nay và triển vọng thời gian tới khá ảm đạm.

Các thương gia thường nhìn ra đại dương để đánh giá hoạt động làm ăn, buôn bán.

Xuất khẩu giảm hơn 4%

Tổ chức các quốc gia phát triển - OECD cũng cho biết, lượng hàng hóa xuất khẩu giảm hơn 4% trong quý 2 năm 2012 tại Anh và Ấn Độ, còn Nga và Nam Phi đã mất hơn 8%. Đó là tin đặc biệt xấu đối với những nơi có hoạt động cảng biển mạnh như Singapore và Hồng Kông, vốn là các trung tâm thương mại quan trọng; các nước có nền kinh tế mở thuộc khu vực đồng euro như Ireland và Bỉ cũng bị đe dọa.

Nguyên nhân hiển nhiên của thương mại quốc tế giảm là do suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì xuất khẩu để bán hàng cho người nước ngoài nên họat động này có xu hướng suy yếu khi sức mua thấp. Điều đó có nghĩa là thương mại quốc tế phản ánh GDP toàn cầu một cách khá chặt chẽ. Cũng vậy, ở một mức độ chi tiết hơn, các mô hình thương mại sẽ tương ứng với sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Từ năm 2011, nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu – ngập trong trì trệ - đã giảm 4,5%. Ngược lại các nước Trung Đông giàu dầu mỏ đã tăng nhập khẩu lên 7,4%.

Những tham vọng tự do hóa thương mại tăng hơn nữa có thể bị thất vọng.

Nếu nền kinh tế toàn cầu là yếu tố duy nhất trong việc xác định thương mại, thì một sự tăng vọt trong sản lượng thế giới sẽ tự động làm cho thương mại tăng cao. Ví dụ, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng thương mại sẽ tăng 5,1% trong năm 2013 do kinh tế thế giới được tăng cường. Tuy nhiên, dự đoán của Quỹ dựa trên giả định rằng các chính sách nới lỏng tiền tệ ở khu vực đồng euro và các nền kinh tế mới nổi sẽ thành công. Nếu điều này là quá lạc quan thì những dự báo về tăng trưởng và thương mại không đạt được mục tiêu. Các dữ liệu về vận chuyển đường biển mới nhất mang lại chút hy vọng cho sự phục hồi nhanh chóng. Một cuộc khảo sát do nhật báo hàng đầu về vận tải biển Lloyd List thực hiện và công bố kết quả hôm 5/9 cho thấy số lượng container từ Châu Á đến Châu Âu giảm 13,2% trong năm tính đến tháng bảy cùng kỳ. Hơn thế nữa, thương mại không đi theo chu kỳ kinh doanh hoàn hảo. Thương mại nói chung đã phát triển nhanh hơn GDP trong những năm gần đây, tăng từ 22% đến 33% GDP của thế giới từ năm 1996 đến 2008. Suy thoái trong năm nay đã rõ hơn đối với nền kinh tế thế giới. Điều đó cho thấy các yếu tố khác có thể vượt quá tốc độ tăng trưởng toàn cầu.

Chu kỳ mới của chủ nghĩa bảo hộ ?

Một yếu tố khác là khả năng suy giảm của tài chính thương mại. Các ngân hàng Châu Âu là những gương mặt lớn trong lĩnh vực tài chính thương mại. Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng lớn thuộc khu vực đồng euro chiếm 36% tài chính thương mại toàn cầu vào năm 2011. Chỉ riêng các ngân hàng Pháp và Tây Ban Nha đã cung cấp 40% tín dụng thương mại cho châu Mỹ Latinh và Châu Á. Tuy nhiên, các ngân hàng khu vực đồng euro đã cắt giảm các hoạt động tài trợ thương mại của họ, theo Jean-Francois Lambert của một ngân hàng quốc tế HSBC.

Tăng cường bảo hộ cũng có thể làm suy giảm về thương mại. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng này, dường như chủ nghĩa bảo hộ là một điều thế giới không mấy băn khoăn: những bài học của những năm 1930 dường như đã được học. Tuy nhiên, số lượng các tranh chấp thương mại mới đã được đẩy lên một mức độ đáng lo lắng. Argentina, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đang bị lôi kéo vào các tranh cãi thương mại. Ngày 4/9 Brazil cho biết họ sẽ tăng thuế đối với 100 sản phẩm.

Ngay cả khi một chu kỳ mới của chủ nghĩa bảo hộ có thể tránh được, những tham vọng tự do hóa thương mại tăng hơn nữa có thể bị thất vọng. Vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha đã kéo dài 11 năm, có thể giúp tăng thêm 0,5% sự phát triển GDP toàn cầu bằng cách mở ra những thị trường mới. Niềm hy vọng là các yếu tố hứa hẹn của vòng đàm phán Doha có thể được hồi sinh trong một thỏa thuận mới về "tạo thuận lợi cho thương mại" sẽ bù đắp nhiều hơn chủ nghĩa bảo hộ nhỏ mọn của một số thành viên G20. Tuy nhiên, làn sóng hỗ trợ cho thương mại tự do đang giảm xuống và đó là điều tiếp tục đáng lo ngại.

Hoa Chi

Diễn đàn Doanh Nghiệp

Các tin tức khác

>   ECB tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục (05/10/2012)

>   Hy Lạp sẽ cạn tiền vào tháng 11, IMF ra điều kiện giải ngân (05/10/2012)

>   BOJ tiếp tục duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,1% (05/10/2012)

>   IMF cảnh báo tình hình kinh tế Pakistan đang xấu đi (05/10/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc khởi sắc nhờ nghỉ quốc khánh (05/10/2012)

>   S&P: Sự suy thoái toàn cầu đe dọa kinh tế Canada (05/10/2012)

>   Dập tắt tin đồn về gói giải cứu Tây Ban Nha (05/10/2012)

>   Ngân hàng TW Anh giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục (05/10/2012)

>   WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latinh (04/10/2012)

>   Nền kinh tế Mỹ có nhiều tín hiệu hồi phục tích cực (04/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật