Thứ Sáu, 05/10/2012 16:46

Hy Lạp sẽ cạn tiền vào tháng 11, IMF ra điều kiện giải ngân

Thủ tướng Hy Lạp, Antonis Samaras, cho rằng nước này sẽ không thể xoay sở qua tháng 11 nếu không nhận được khoản giải cứu tiếp theo. Trong cảnh “nước sôi lửa bỏng” này, IMF cho biết sẽ không giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo nếu nợ của Hy Lạp không bền vững hoặc nếu các chủ nợ khác không cam kết cung cấp đủ tiền cho gói cứu trợ.

* Dập tắt tin đồn về gói giải cứu Tây Ban Nha

* Hy Lạp công bố ngân sách khắc khổ cho năm 2013

* Tây Ban Nha, Hy Lạp thực hiện khắc khổ "lấy lòng" chủ nợ

 

Trả lời phỏng vấn trên nhật báo kinh doanh Handelsblatt của Đức vào ngày thứ Sáu (05/10), nhà lãnh đạo Hy Lạp Antonis Samaras cho biết quốc gia của ông có thể hết sạch tiền vào tháng 11 và đề xuất NHTW châu Âu (ECB) giúp đỡ thông qua việc nới lỏng các điều kiện đối với khoản nợ của nước này.

Ông Samaras cho biết: “Vấn đề mấu chốt là thanh khoản. Đó là lý do tại sao khoản cứu trợ tiếp theo lại rất quan trọng đối với chúng tôi”. Khi được hỏi Hy Lạp có thể tự xoay sở được trong bao lâu nếu không có tiền cứu trợ, ông nói: “Đến cuối tháng 11, khi đó chúng tôi sẽ hết sạch tiền mặt”.

Theo ông, ECB có thể giúp đỡ bằng cách chấp nhận mức lãi suất thấp hơn đối với các khoản nợ của Hy Lạp mà ngân hàng đang nắm giữ hoặc ECB có thể cho phép đảo nợ khi số trái phiếu này đáo hạn.

Ông Samaras nói: “Tôi cũng đã nghĩ đến việc tái cấp vốn cho các ngân hàng Hy Lạp tương tự như kế hoạch mà Tây Ban Nha đang xem xét. Theo đó, chi phí tái cấp vốn sẽ không đè nặng lên nợ công mà được thực hiện trực tiếp thông qua Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM). Điều này sẽ giúp giải tỏa được rất nhiều nỗi lo”.

Cùng ngày, người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gerry Rice cho biết IMF sẽ không giải ngân khoản đóng góp của tổ chức này cho gói giải cứu nếu nợ của Hy Lạp không bền vững hoặc nếu các chủ nợ khác không cam kết lấp đầy khoản thiếu hụt trong gói cứu trợ.

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên tại Washington, ông Gerry Rice cho biết “để giải ngân, chúng tôi cần hai yếu tố chính: sự bền vững của các khoản nợ cũng như sự chắc chắn trong việc cấp vốn và cả hai yếu tố này đều phải được đáp ứng đầy đủ”. Liên quan đến việc những yêu cầu này sẽ được tuân thủ như thế nào trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi sẽ phải thảo luận với các nhà chức trách Hy Lạp và các đối tác châu Âu”. Tuy nhiên, ông không thể ấn định ngày kết thúc của các cuộc đàm phán.

Tuần trước, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde cảnh báo Hy Lạp sẽ không thể thanh toán hết các khoản nợ của mình và khiến các nhà làm chính sách châu Âu xem xét cắt giảm tiền cứu trợ đối với nước này. Trong khi IMF kiên định với mục tiêu 120% GDP năm 2020 thì trong tuần này Chính phủ Hy Lạp dự báo nợ công sẽ lên tới 179.3% GDP vào năm 2013.

Tuần trước, bà Lagarde cũng cho biết Hy Lạp đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong hoạt động cấp vốn và nếu chỉ áp dụng các biện pháp ngân sách đang được thảo luận thì cũng không thể giải quyết được. IMF cho rằng bất kỳ khoản tiền cứu trợ bổ sung nào cũng sẽ xuất phát từ châu Âu.

Liên quan đến Tây Ban Nha, ông Rice cho rằng phái đoàn IMF sẽ đến Madrid từ ngày 15-26/10 để giám sát gói giải cứu ngân hàng và sẽ gửi báo cáo cho Chính phủ nước này cũng như Ủy ban châu Âu (EC).

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   BOJ tiếp tục duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,1% (05/10/2012)

>   IMF cảnh báo tình hình kinh tế Pakistan đang xấu đi (05/10/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc khởi sắc nhờ nghỉ quốc khánh (05/10/2012)

>   S&P: Sự suy thoái toàn cầu đe dọa kinh tế Canada (05/10/2012)

>   Dập tắt tin đồn về gói giải cứu Tây Ban Nha (05/10/2012)

>   Ngân hàng TW Anh giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục (05/10/2012)

>   WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latinh (04/10/2012)

>   Nền kinh tế Mỹ có nhiều tín hiệu hồi phục tích cực (04/10/2012)

>   Vì sao ngân hàng Trung Quốc bỏ dự hội nghị IMF, WB? (04/10/2012)

>   IMF: 'Khủng hoảng còn kéo dài hết thập kỷ' (04/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật