Thứ Tư, 24/10/2012 09:33

Nhịp đập Thị trường 24/10: Cầm tiền chờ đợi giảm thêm?

Bên bán vẫn còn “tự tin” neo giá ở mức cao nhưng lực cầu giá cao suy yếu rõ rệt khiến giao dịch nhìn chung khá tiêu cực, thể hiện ở lượng cũng như kỳ vọng gom hàng chờ giá lên.

VN-Index đóng cửa phiên giảm 0.57% về 395.45. Tổng khối lượng giao dịch đạt 33.7 triệu đơn vị, giá trị 467.62 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận (chủ yếu từ 8 triệu cổ phiếu EIB) thì khối lượng đạt 22.6 triệu đơn vị, giá trị gần 267 tỷ đồng.

HNX-Index giảm đúng bằng 0.57% về 54.25. Khối lượng giao dịch đạt 17.7 triệu đơn vị, giá trị 118.15 tỷ đồng. Top 10 cổ phiếu giao dịch mạnh trên HNX đã chiếm đến 60% giao dịch của sàn này.

Tổng cộng hai sàn có 221 mã giảm giá, trong khi chỉ có 148 mã tăng giá. Tổng giá trị dòng tiền khớp lệnh vào thị trường chỉ có 385 tỷ đồng.

HNX-Index rút ngắn đà giảm cuối phiên nhờ ACB “bất ngờ” bật tăng nhẹ khi đóng cửa như thường lệ.

Bên bán vẫn còn “tự tin” neo giá ở mức cao nhưng lực cầu giá cao suy yếu rõ rệt khiến giao dịch nhìn chung khá tiêu cực, thể hiện ở lượng cũng như kỳ vọng gom hàng chờ giá lên. Có vẻ như cầm tiền chờ đợi là giải pháp của giới đầu tư vào lúc này?

Tất cả các nhóm Market Cap đều giảm điểm. Trong nhóm Large Cap, CTG giữ được tham chiếu, trong khi STB, VCB, MSN, ITA, VIC, SSI … hồi lại được tham chiếu sau khi có thời gian dài suy giảm.

Một số cổ phiếu vẫn có giao dịch đột biến về cuối phiên gồm: DHM, DLG, ITC, JVC, MTG, LCM

Các cổ phiếu đầu cơ hạng nặng trên HNX như FLC, PVX, SCR đều quay đầu giảm điểm với khối lượng vẫn đứng ở mức cao, trong đó FLC giảm sàn; riêng KLS giữ được tham chiếu cuối phiên.

Nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh ở CTG, GMD, KBC, MBB, SSI.

Phiên sáng: Cầu “đuối” toàn diện

Tổng giá trị dòng tiền giao dịch khớp lệnh trên cả hai sàn trong phiên sáng chỉ vỏn vẹn 265 tỷ đồng; giao dịch thỏa thuận gần 154 tỷ đồng chủ yếu từ 8 triệu cổ phiếu EIB.

Giao dịch trên cả hai thị trường có dấu hiệu “đuối” dần về cuối phiên sáng. Lực cầu ngày càng cạn kiệt trong khi bên bán mất kiên nhẫn nhất định và tăng cường đặt bán mạnh dưới tham chiếu.

Trên HNX, cổ phiếu FLC, PVL, THV đã phải quay đầu giảm sàn. Các mã chứng khoán cùng với SCR, PVX cũng bị bán mạnh. Trong khi đó, ACB dao động rất mạnh bằng và dưới giá tham chiếu.

Trụ đỡ trên HOSE chỉ còn lác đác vài mã Large Cap giữ được đà tăng, chẳng hạn như BMP, DPM, MSN, SAM; trong khi STB, VNM giảm nhẹ, CTG, SSI, VCB về tham chiếu.

BGM đã quay đầu giảm sàn sau 11 phiên tăng trần liên tiếp – có thể thấy hoạt động xả hàng mạnh mẽ tại cổ phiếu này. ITA giữ được tham chiếu với khối lượng lớn, trong khi PGD đã giảm sàn phiên thứ 3 liên tiếp sau khi công bố lỗ “khủng” trong quý 3.

Các nhóm ngành đầu cơ cao như Khai khoáng, Vật liệu xây dựng, Chứng khoán… đang dẫn đầu mức giảm trên thị trường.

HNX-Index giảm hơn 1.2% mất mốc 54 điểm, VN-Index giảm 0.37% về 396.

Tổng giá trị dòng tiền giao dịch khớp lệnh trên cả hai sàn trong phiên sáng chỉ vỏn vẹn 265 tỷ đồng; giao dịch thỏa thuận gần 154 tỷ đồng chủ yếu từ 8 triệu cổ phiếu EIB.

10h30: Bên bán có dấu hiệu mất kiên nhẫn?

Tổng giá trị dòng tiền (kể cả giao dịch thỏa thuận) trên hai sàn đến lúc 10h30 chỉ vào khoảng 330 tỷ đồng. Bên bán có dấu hiệu mất kiên nhẫn và giao dịch nhìn chung khá yếu.

Vào lúc 9h30 thị trường chứng kiến giao dịch thỏa thuận 8 triệu cổ phiếu EIB với mức giá 16,500, tương ứng giá trị 112 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 phiên đầu tuần đã có tổng cộng đến 23 triệu đơn vị EIB được sang tay thỏa thuận.

Hai chỉ số chính cầm cự nhờ sự phân hóa ở nhóm Large Cap. DPM, CTG, PVD, SAM tăng tích cực, trong khi GAS, REE, SSI, VIC, VNM,… biến động quanh tham chiếu.

Nguồn cung giá đỏ đã xuất hiện ở nhiều mã trên HNX, đặc biệt là tại FLC, SCR, PVX… HNX-Index giảm quanh mức 1% nhưng dao động khá mạnh theo biến động giá của ACB.

Tổng giá trị dòng tiền (kể cả giao dịch thỏa thuận) trên hai sàn đến lúc 10h30 chỉ vào khoảng 330 tỷ đồng. Bên bán có dấu hiệu mất kiên nhẫn và giao dịch nhìn chung khá yếu.

Mở cửa: Đặt bán giá cao, cầu “trốn biệt tăm”

Nhà đầu tư tự tin giữ cổ phiếu, nhưng lực cầu tỏ ra rất yếu và chủ yếu duy trì ở giá đỏ. BGM giao dịch kịch tính sau 11 phiên tăng trần liên tục trước đó.

Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/10, lượng đặt bán trên cả hai sàn hầu như chỉ ở tham chiếu và giá xanh. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã có phần tự tin giữ hàng hơn. Tuy vậy, lực cầu tỏ ra rất yếu và chủ yếu duy trì ở giá đỏ.

Hai chỉ số biến động đi ngang, giao dịch khá yếu với khối lượng giao dịch sau 30 phút chỉ vào khoảng hơn 3 triệu đơn vị trên hai sàn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay, cho biết CPI tháng 10 tăng 0.81%.

Giao dịch đáng chú ý:

· BGM bị xả hàng rất mạnh sau khi thị trường mở cửa và dễ dàng giảm sàn, dư mua trống trơn. Tuy vậy, giao dịch sau đó tại mã này khá kịch tính khi quay ngược tăng trở lại rất mạnh. BGM trước đó đã có liên tục 11 phiên tăng trần!?

· DLG: Lượng bán giá thấp có dấu hiệu được vét cạn và hoàn toàn có thể tăng trần sau vài phiên giảm sàn.

· MTG tăng trần sau ý định chào mua công khai của công ty liên quan.

· CTG tăng nhẹ và nổi bật trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi lực mua chủ yếu đến từ nhà đầu tư nước ngoài.

Giao dịch trên HNX chưa cho thấy sự trở lại của dòng tiền đầu cơ.

Như Lan (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 24/10: Khối lượng giảm, xu hướng yếu (23/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 23/10: HNX đã xanh, giao dịch vẫn chán (23/10/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/10 (22/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 22/10: Thu hẹp đà giảm, thanh khoản gần 1,000 tỷ đồng (22/10/2012)

>   Vietstock Weekly 22 - 26/10: Giật lùi với KQKD quý 3 của khối Ngân hàng? (21/10/2012)

>   Chứng khoán Tuần 15 - 19/10: Bên mua gom hàng “đánh cược”? (19/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 19/10: "Mua hàng" chờ giá lên, thanh khoản gần 1,000 tỷ đồng (19/10/2012)

>   Vietstock Daily 19/10: Tích lũy để tăng hay chuẩn bị thoái lùi? (18/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 18/10: ITA-KBC tiếp tục đón sóng (18/10/2012)

>   Vietstock Daily 18/10: Dao động mạnh, rủi ro cao (17/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật