Thứ Tư, 17/10/2012 09:29

Nhịp đập Thị trường 17/10: “Nguội” khớp lệnh, “nóng” thỏa thuận Ngân hàng

Tổng giá trị dòng tiền trên hai sàn đạt gần 1,100 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận diễn ra đột biến trên HOSE với hơn 24.5 triệu đơn vị, giá trị 410 tỷ đồng.

Giao dịch xấu đi thấy rõ trong phiên chiều nhưng sau đó gắng gượng trở lại nhờ sự hồi phục của nhóm Large Cap. Như vậy, tâm lý hào hứng trong phiên hôm qua nhanh chóng bị dập tắt.

Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý trading ngắn hạn, “đánh nhanh rút gọn, khiến giới đầu tư sẵn sàng bán ra khi tương quan cung cầu chuyển biến xấu. Điều này là dễ hiểu khi triển vọng tích cực là chưa rõ ràng.

VN-Index đóng cửa giảm 2.2 điểm (0.55%) về 397.02, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34 triệu đơn vị. HNX-Index đóng cửa giảm 0.62% về 55.93, khối lượng khớp lệnh hơn 31 triệu đơn vị.

Tổng giá trị dòng tiền trên hai sàn đạt gần 1,100 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận diễn ra đột biến trên HOSE với hơn 24.5 triệu đơn vị, giá trị 410 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận chủ yếu tập trung ở cổ phiếu ngân hàng STB với 10 triệu đơn vị giá sàn, MBB 6.3 triệu đơn vị giá sàn và EIB hơn 4 triệu đơn vị giá trần, bên cạnh 2.4 triệu NHW, 150 ngàn VNM giá trần.

Nhóm cổ phiếu SX Cao su bất ngờ khởi sắc tăng mạnh hơn 2% nhờ CSMDRC bứt phá trước thông tin KQKD quý 3. HPG tăng trần cũng kéo nhóm Tôn thép tăng thứ hai thị trường.

Trong khi đó, Bảo hiểm, Chứng khoán, Ngân hàng đều giảm 1-2% dưới áp lực bán ra trên diện rộng.

Hàng loạt CTCK báo lỗ trong quý 3 và các vụ việc lùm xùm đã ảnh hưởng đến tâm lý giới đầu tư. Chính điều này đã làm chùn bước dòng tiền đầu cơ đổ vào các nhóm khác, chẳng hạn như Khai khoáng.

Lực cầu đột biến vẫn hiện diện ở BGM, DIG, HPG, HQC, KBC, LCM, TTF, VPK… trên HOSE và BVS, FLC, PFL… trên HNX.

Khối ngoại giao dịch có trọng tâm và đều có tác động đến các mã có giao dịch, chẳng hạn như DIG, HPG, KDC, OGC, PHR, VND, SHB… 

Cổ phiếu Ngân hàng lại đột biến giao dịch thỏa thuận

Ngoài 10 triệu cổ phiếu STB thỏa thuận giá sàn vào phiên sáng, thị trường tiếp tục chứng kiến hơn 4 triệu đơn vị EIB giao dịch thỏa thuận với giá trần.

Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận của EIB là hơn 66 tỷ đồng.

Bên cạnh đó cũng xuất hiện 1.6 triệu đơn vị MBB sang tay thỏa thuận với giá sàn, trị giá 20 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận đáng chú ý trên HOSE còn có hơn 2 triệu đơn vị NHW.

Lực bán trên thị trường đang có dấu hiệu mạnh lên khiến hai chỉ số chính lùi mạnh hơn so với phiên sáng.

Phiên sáng: Điều gì đã dập tắt tâm lý hào hứng?

Giao dịch trên thị trường quay ngược hoàn toàn so với sự hào hứng mạnh mẽ của phiên hôm qua. Lệnh mua giá trần chỉ duy trì rải rác trên HOSE, trong khi đó xu hướng thoát hàng lan rộng ở hầu hết các mã cổ phiếu.

Nhiều cổ phiếu đã có mức sinh lời khá dễ dàng kích thích hoạt động bán ra chốt lời, đặc biệt trong bối cảnh các thông tin tích cực là chưa rõ ràng.

Các mã nhóm Chứng khoán thị giá nhỏ đã bị bán ra rất mạnh trước thông tin KQKD quý 3 bết bát và giới đầu tư e ngại các vụ việc lùm xùm bị phanh phui.

STB gây bất ngờ khi tiếp tục có thêm 10 triệu cổ phiếu giao dịch thỏa thuận với giá sàn 19,000 đồng.

Lực cầu đột biến duy trì ở một số mã trên HOSE như BGM, CSM, HPG, HQC, LCM, ITA, KBC, và từ giữa phiên sáng là JVC, TTF… Trên HNX, BVS giao dịch khá tích cực, trong khi FLC dao động rất mạnh trong phiên.

Khối ngoại mua vào khá chọn lọc nhưng lượng mua tương đối lớn và ảnh hưởng đến giao dịch của mã tương ứng, chẳng hạn như ở SHB, DIG, HPG, KDC, OGC…

Câu hỏi đặt ra là điều gì đã khiến sự hào hứng nhanh chóng qua đi, hay chiến thuật trading ngắn hạn “đánh nhanh rút gọn” đang chi phối trên thị trường?

11h00: Cổ phiếu nhóm Chứng khoán bị tháo mạnh

Nhiều cổ phiếu CTCK thị giá giá nhỏ bị xả hàng rất mạnh trước số liệu KQKD tiêu cực, trong đó SHS giảm sàn với lượng bán ra lớn nhất nhì trên HNX với hơn 2 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu CTCK khác trên HNX như APS, AVS cũng bị bán rất mạnh và giảm cận sàn. VND rất khó nhọc để trở lại tham chiếu. HCMSSI cũng giảm nhẹ bất chấp KQKD quý 3 tiếp tục có lợi nhuận, duy chỉ có BVS là duy trì được đà tăng.

Cổ phiếu Chứng khoán bị ảnh hưởng bởi nhiều vụ việc lùm xùm liên quan đến bán khống, lạm dụng tiền nhà đầu tư trong thời gian qua.

Ngoài các cổ phiếu giao dịch đột biến đã đề cập, đáng chú ý là giữa phiên sáng, JVC bất ngờ quay đầu tăng trần.

Động lực giao dịch nhìn chung trên thị trường khá yếu.

Mở cửa: Sớm nở, chóng tàn?

Dòng tiền vào các cổ phiếu đầu cơ như Khai khoáng, Chứng khoán… có dấu hiệu yếu đi thấy rõ. Có thể thấy áp lực bán ra đã tăng lên rất mạnh, thể hiện mong muốn chốt lời ngắn hạn trong giới đầu tư.

Cả hai thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái thận trọng sau phiên đột biến vào hôm qua. VN-Index và HNX-Index mở cửa đi ngang với tốc độ giao dịch vừa phải.

Một số cổ phiếu đầu cơ trên HNX như FLC, BVS, SCR, PVX… và trên HOSE như ITA, KBC, LCM… vẫn giữ được đà tăng. Tuy nhiên, có thể thấy áp lực bán ra đã tăng lên rất mạnh, thể hiện mong muốn chốt lời ngắn hạn trong giới đầu tư.

Dòng tiền vào các cổ phiếu đầu cơ như Khai khoáng, Chứng khoán… có dấu hiệu yếu đi thấy rõ.

Các cổ phiếu giao dịch đột biến gồm có:

· HQC tăng trần 6 trong 7 phiên gần đây, trước các thông tin dự đoán về kết quả kinh doanh quý 3. Tương tự, KQKD quý 3 cũng là động lực chính giúp VPK tăng mạnh.

· Cổ phiếu săm lốp CSM và DRC tăng khá và thu hút được dòng tiền đổ vào. Lý do có thể cũng là KQKD quý 3.

· ITA, KBC, HPG: Lực cầu giá cao chực chờ nên có tăng trần cũng sẽ không bất ngờ.

Như Lan (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 17/10: Lại ồ ạt tranh mua khi có “sóng”? (16/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 16/10: Đồng loạt tăng trần, VN-Index áp sát 400 điểm (16/10/2012)

>   Vietstock Daily 16/10: Hiện tượng pullback kỹ thuật (15/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 15/10: Chốt lời mạnh, cổ phiếu đầu cơ hết sức hút (15/10/2012)

>   Vietstock Weekly 15 - 19/10: Dòng tiền ”tham lam” liệu có được duy trì? (14/10/2012)

>   Chứng khoán Tuần 08 - 12/10: “Tham” nhưng phải nhanh (12/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 12/10: ITA khớp gần 11 triệu cp, chốt lời để đầu tư tiếp? (12/10/2012)

>   Vietstock Daily 12/10: Sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp! (11/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 11/10: Bị "đánh úp", VN-Index đột ngột đảo chiều (11/10/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/10 (10/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật