Thứ Ba, 23/10/2012 15:01

Ngân hàng “mua bom” vì “bán” hạn mức tín dụng

Sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng (NH) trong quá trình thẩm định hồ sơ hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp sẽ khiến nhiều NH phải đối diện với một khoản nợ xấu không nhỏ!

Thời gian gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tài sản, ký bảo lãnh tín dụng… trong các hoạt động nghiệp vụ của NH được nhắc đến khá nhiều. Trong Hội thảo khoa học “Cơ chế xử lý nợ xấu: Kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam” do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổ chức ngày 19/9, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng: Không ít cán bộ NH đã thông đồng với khách hàng, cho vay khống dẫn đến nguy cơ NH mất vốn hoặc nợ xấu gia tăng.

Và trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn như hiện nay, sản xuất kinh doanh đình trệ, ế ẩm, nguy cơ nợ xấu NH gia tăng đang được nhắc đến khá nhiều. Nhưng đó mới chỉ là yếu tố khách quan bởi có một thực tế, nhiều nghiệp vụ NH đã không được thực hiện một cách nghiêm túc, thậm chí là nhắm mắt làm bừa, ký cho qua. Các hợp động tín dụng về hạn mức tín dụng là một điển hình trong số đó.

Hạn mức tín dụng được hiểu là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà NH và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, NH không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức nhất định, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó NH sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.

Theo một nhân viên NH, cũng giống như mọi hợp đồng vay vốn khác, các hợp đồng tín dụng cũng đều phải tuân theo quy trình thẩm định nghiêm ngặt. Đặc biệt là việc xác định giá trị tài sản mà tổ chức, cá nhân đang nắm giữ dùng để thế chấp hay bảo đảm cho giá trị hợp đồng vay vốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quy trình này đã không được thực hiện một cách đầy đủ, đúng trình tự nên dẫn tới việc định giá sai, quá cao so với giá trị thực khiến NH phải đối diện với nguy cơ mất vốn.

Nói như vậy để thấy rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, không ít doanh nghiệp đã bị phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động thì nguy cơ đó càng tăng lên gấp bội. Nếu như các hợp đồng bảo lãnh không đúng quy trình sẽ khiến NH đối diện với việc kiện tụng, tố cáo, mất uy tín thì hợp đồng tín dụng sẽ làm NH thiệt hại một khoản tiền không nhỏ.

Bất động sản đang là "mồ chôn" 1 triệu tỉ đồng dư nợ NH.

Nhân viên ngân hàng trên nêu ví dụ như sau: Tổng giá trị tài sản của khách hàng A là 5 tỉ đồng thì giá trị hợp đồng tín dụng không thể vượt qua 5 tỉ đồng được. Tuy nhiên, bằng quan hệ hoặc bằng “hoa hồng”, lại quả, nhân viên thẩm định của NH đã định giá tài sản của khách hàng A lên 7 tỉ đồng. Như vậy, giá trị hợp đồng tín dụng thay vì ở mức dưới 5 tỉ đồng có thể lên 5 tỉ, thậm chí là trên 5 tỉ. Điều này cũng đồng nghĩa, khách hàng A hoàn toàn có thể sử dụng khoản tiền 5 tỉ hoặc trên 5 tỉ cho các giao dịch của mình.

Vấn đề sẽ không có gì nếu như khách hàng A vẫn có khả năng thành toán, nhưng nếu điều ngược lại xảy ra thì sao, NH sẽ phải đối diện nguy cơ nợ xấu gia tăng. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi thực tế, giá trị tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp là đất đai thì giờ đã giảm xuống 30 hay 40% và thậm chí là 50%. Vậy nến, tài sản mà doanh nghiệp mang ra đảm bảo trong các hợp đồng vay vốn, sử dụng vốn NH đã bị “bốc hơi” một phần không nhỏ. Khi đó, nếu doanh nghiệp bị phá sản, NH có thể thu hồi tài sản thế chấp và phát mãi thì khoản tiền cho vay cũng không thể nguyên vẹn.

Đó chỉ là câu chuyện nhỏ cho một trường hợp cụ thể nhưng nó cũng cho thấy một nguy cơ, các doanh nghiệp là khách hàng lớn nhất của NH đang ốm yếu nên khả năng thanh toán các khoản vay là rất khó. Và trong bối cảnh kinh tế được dự báo là còn khó khăn như hiện nay, không biết từ nay đến cuối năm sẽ còn có biết bao nhiêu doanh nghiệp, bao nhiêu dự án lâm vào cảnh phá sản nữa.

Thực tế đó chính là lời cảnh báo đối với các NH, quả “bom” hạn mức tín dụng sắp nổ khi mà thời điểm kết thúc các hợp đồng tín dụng là cuối năm nay!

Thanh Ngọc

petrotimes

Các tin tức khác

>   Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: “Nợ xấu đang được tập trung giải quyết” (23/10/2012)

>   Ts. Cao Sĩ Kiêm: Năm 2013, tăng trưởng tín dụng 8-10% là hợp lý (23/10/2012)

>   ‘Tội phạm tài chính, ngân hàng gây tổn thất hàng nghìn tỷ' (23/10/2012)

>   Hãm phanh nợ xấu ngân hàng (23/10/2012)

>   “Soi” lời hứa của 2 Bộ trưởng "nóng" nhất nền kinh tế (22/10/2012)

>   TPHCM: Thu đổi tiền cotton 10.000, 20.000 đồng trước 1/1/2013 (22/10/2012)

>   “Phi” tổ chức tín dụng được miễn thuế tiền lãi cho vay (22/10/2012)

>   VCB: Lãi ròng cty mẹ 9 tháng 3,237 tỷ, dự phòng rủi ro 2,563 tỷ (22/10/2012)

>   Xử lý nợ xấu ngân hàng: Từ “chủ nợ”, “con nợ” đến trách nhiệm xã hội (22/10/2012)

>   “Né” tăng lãi suất cho vay (22/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật