Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Nâng mức phạt vi phạm hành chính của tổ chức tín dụng tối đa lên 2 tỷ đồng
Đó là quy định được nêu trong dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì soạn thảo để thay thế Nghị định 202/2004/NĐ-CP .
Dự thảo nêu rõ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm vi phạm các quy định về:
Giấy phép thành lập
và hoạt động của tổ chức tín dụng;
Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm toán;
Cổ phần;
Huy động vốn;
Cấp tín dụng;
Hoạt động thông tin tín dụng;
Hoạt động ngoại hối;
Thanh toán và an toàn kho quỹ;
Mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản;
Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;
Phòng, chống rửa tiền;
Kế toán, thống kê; chế độ thông tin, báo cáo; bí mật hoạt động ngân hàng;
Xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh;
Cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Các hành vi vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tối đa là 2 tỷ đồng, chưa kể phạt bổ sung bằng các hình thức như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng liên quan đến hành vi vi phạm hành chính,...
Cụ thể, đối với vi phạm về duy trì dự trữ bắt buộc, theo quy định tại Nghị định 202/2004/NĐ-CP trước đây chỉ bị phạt cảnh cáo. Còn tại dự thảo này, Ngân hàng Nhà nước đề xuất: Nếu
không mở tài
khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước, không duy trì đủ số dư bình quân phải dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm tài chính thì cũng bị phạt cảnh cáo.
Tuy nhiên, nếu
không duy trì đủ số dư bình quân phải dự trữ bắt buộc từ lần thứ hai trong năm tài chính theo quy định thì bị phạt tiền từ
100 - 200 triệu đồng.
Đối với hành vi vi phạm về tỷ lệ đảm bảo an toàn, Điều 26, Nghị định 202 quy định phạt tiền từ 5 - 12 triệu đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về duy trì tỷ lệ an toàn về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,… Còn Dự thảo mới đề xuất mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi không duy trì một trong các tỷ lệ đảm bảo an toàn: Tỷ lệ
khả năng chi trả; t
ỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có...
Đồng thời, phạt tiền từ 1 - 2 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ
.
Phạt đến 2 tỷ đồng nếu không trích lập quỹ dự phòng rủi ro
Mức phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng áp dụng đối với tổ chức tín dụng có hành vi góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp hoặc tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệp vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật... cũng được dự thảo đề xuất nâng lên gấp nhiều lần.
Cụ thể, dự thảo quy định phạt tiền từ 1 - 2 tỷ đồng đối với một trong các hành vi vi phạm giới hạn góp vốn, mua cổ phần quy định tại Điều 129
Luật Các tổ chức tín dụng
.
Tương tự, đối với hành vi vi phạm về dự phòng rủi ro, mức phạt cao nhất theo quy định hiện hành là 12 triệu đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật. Dự thảo đề xuất phạt tiền từ 1 - 2 tỷ đồng đối với hành vi không thực hiện trích lập quy dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro đúng quy định của pháp luật hoặc không thực hiện thu hồi đối với khoản nợ đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp đúng quy định của pháp luật.
Vi phạm về huy động vốn phạt đến 1,6 tỷ đồng
Đối với vi phạm về phát hành giấy tờ có giá, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi phát hành giấy tờ có giá không đúng các nội dung đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Còn đối với hành vi phát hành giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài không đúng quy định của pháp luật dự thảo đề xuất mức phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dự thảo quy định rõ đối với hành vi vi phạm về lãi suất huy động, dự thảo quy định rõ: Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nếu có hành vi không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn và mức phí cung ứng dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng.
* Xem
toàn văn
dự thảo
Trần Mạnh
Chính phủ
|