Thứ Ba, 09/10/2012 22:21

Dự thảo Thông tư về hoạt động uỷ thác của TCTD

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư Quy định về hoạt động uỷ thác của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg).

Dự thảo Thông tư được xây dựng, kế thừa một số nội dung phù hợp với quy định hiện hành tại Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012 và Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 .

Dự thảo đưa ra khái niệm “hoạt động ủy thác” làm cơ sở để định dạng một hoạt động được coi là hoạt động ủy thác và xác định phạm vi ủy thác được phép của từng loại hình TCTD, chi nhánh NHNNg. Do đặc thù nghiệp vụ ủy thác vừa mang tính chất của công cụ huy động vốn và công cụ cho vay nên Thông tư phải đảm bảo mục tiêu quản lý chặt chẽ hoạt động nhận uỷ thác và uỷ thác của TCTD, hạn chế và kiểm soát vi phạm các quy định của pháp luật về giới hạn tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, lãi suất, quy định về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng như các giới hạn đảm bảo an toàn khác.

Phạm vi điều chỉnh

- Thông tư quy định về “hoạt động ủy thác và nhận ủy thác của TCTD, chi nhánh NHNNg” bao gồm hoạt động ủy thác và hoạt động nhận ủy thác giữa TCTD, chi nhánh NHNNg với nhau và giữa TCTD, chi nhánh NHNNg với tổ chức, cá nhân, không điều chỉnh hoạt động ủy thác giữa cá nhân, tổ chức không phải TCTD với nhau, cụ thể bao gồm: ủy thác cho vay, ủy thác cho thuê tài chính, ủy thác đầu tư và ủy thác mua trái phiếu.

- Đối với hoạt động ủy thác của Chính phủ: dự thảo Thông tư không điều chỉnh đối với hoạt động ủy thác của Chính phủ, việc ủy thác của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu không quy định sẽ xảy ra trường hợp, khi Chính phủ ủy thác cho các TCTD, chi nhánh NHNNg nhưng không có các quy định cụ thể thì các TCTD, chi nhánh NHNNg sẽ lúng túng trong việc thực hiện. Do vậy, dự thảo Thông tư quy định:

“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.

Nguyên tắc ủy thác

Hoạt động ủy thác phải được thỏa thuận bằng hợp đồng uỷ thác ký kết giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Bên ủy thác chỉ được ủy thác cho TCTD khác, chi nhánh NHNNg khác, tổ chức được kinh doanh trái phiếu theo quy định của pháp luật để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng mà bên ủy thác và bên nhận ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bên nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác từ TCTD khác, chi nhánh NHNNg khác, tổ chức, cá nhân để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng mà bên nhận ủy thác và bên ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bên nhận uỷ thác không được thực hiện việc uỷ thác lại cho bên thứ ba.

Bên nhận uỷ thác không được sử dụng vốn uỷ thác trái với mục đích, nội dung của hoạt động uỷ thác được quy định tại hợp đồng uỷ thác.

Việc chi nhánh NHNNg nhận ủy thác của ngân hàng mẹ để cho vay, mua trái phiếu phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay trả nợ nước ngoài.

Các khoản ủy thác là tài sản của bên ủy thác. TCTD, chi nhánh NHNNg phải tính số dư ủy thác vào dư nợ cấp tín dụng khi xác định các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg theo quy định của pháp luật.

Bên ủy thác phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư ủy thác theo quy định của pháp luật.

Bên nhận ủy thác không phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.

Bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng.

* Tài liệu đính kèm:

Du-thao-thong-tu-ve-uy-thac-dau-tu-cua-TCTD.doc

Ban-giai-trinh-du-thao-thong-tu-ve-uy-thac-dau-tu-NHNN.doc

Thuật ngữ:

1. Hoạt động ủy thác là việc bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của ủy thác với mục đích, lợi ích hợp pháp do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

2. Bên ủy thác là bên giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thể tại hợp đồng ủy thác.

3. Bên nhận ủy thác là bên nhận vốn (bằng tiền) do bên ủy thác giao để thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thể tại hợp đồng ủy thác.

4. Ủy thác cho vay là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để cho vay đối tượng thụ hưởng của ủy thác.

7. Ủy thác cho thuê tài chính là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để cho thuê tài chính đối với đối tượng thụ hưởng của ủy thác.

8. Ủy thác đầu tư là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh.

9. Ủy thác mua trái phiếu là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để mua trái phiếu (bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp).

10. Hợp đồng ủy thác là hợp đồng được ký giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ủy thác. Hợp đồng ủy thác tối thiểu phải có các nội dung được quy định tại Điều 4 Thông tư này.

11. Thời hạn ủy thác được tính từ thời điểm bên nhận ủy thác bắt đầu nhận vốn (bằng tiền) từ bên ủy thác đến thời điểm kết thúc hoạt động ủy thác và được quy định tại hợp đồng ủy thác.

12. Vốn ủy thác là khoản tiền của bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để sử dụng cho đối tượng của ủy thác với mục đích sinh lời hoặc lợi ích hợp pháp khác do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

13. Phí ủy thác là khoản tiền mà bên ủy thác trả cho bên nhận ủy thác để thực hiện hoạt động ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác.

14. Đối tượng thụ hưởng của ủy thác là các tổ chức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cá nhân, dự án sản xuất kinh doanh được thụ hưởng từ nguồn vốn ủy thác theo chỉ định của bên ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác.

15. Tổ chức tín dụng: Bao gồm ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 



 

LĐ (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: Chấm dứt huy động vàng là lãng phí vốn lớn! (09/10/2012)

>   Thặng dư cán cân thanh toán quốc tế (09/10/2012)

>   Gian truân tiếp cận vốn ngân hàng (09/10/2012)

>   Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh: "Đau đớn" nhưng cần thiết (09/10/2012)

>   Đua hút vốn ngắn ngày (09/10/2012)

>   Tăng trưởng tín dụng không phải là con đường duy nhất (09/10/2012)

>   Năm 2013, kiểm toán tất cả tập đoàn, ngân hàng (09/10/2012)

>   Khó khăn thanh khoản khi ngừng huy động vàng? (09/10/2012)

>   Nâng mức phạt vi phạm hành chính của tổ chức tín dụng tối đa lên 2 tỷ đồng (08/10/2012)

>   Nợ xấu ngân hàng từ các khoản tín dụng “thoáng” (08/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật