Thứ Ba, 30/10/2012 21:20

Công ty Chứng khoán: Giờ cáo chung đã điểm?

Tuần qua, thị trường chứng kiến 3 công ty chứng khoán đầu tiên bị đình chỉ hoạt động, trước đó một công ty đã bị rút giấy phép lưu ký. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là bước dạo đầu cho làn sóng “cáo chung” của loại hình doanh nghiệp này.

Bức tranh về hoạt động kinh doanh quý 3/2012 của các công ty chứng khoán vừa khép lại tiếp tục với những màu sắc u tối khi mà số doanh nghiệp có lợi nhuận chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi hơn 2/3 còn lại đang lỗ lũy kế, thậm chí lỗ vượt tầm kiểm soát của vốn đầu tư chủ sở hữu (vốn điều lệ).

Lỗ lũy kế gần 6,000 tỷ đồng

Thị trường ghi nhận thêm 53 công ty chứng khoán lỗ quý 3/2012, với tổng số tiền gần 370 tỷ đồng. Trong đó, nổi cộm với những cái tên gồm KLS (-92.5 tỷ đồng), VIX (7-8 tỷ đồng), SHS (-59 tỷ đồng), AVS (-20 tỷ đồng)…

Những công ty chứng khoán lỗ lớn trong 9 tháng đầu năm
Đvt: tỷ đồng

Tuy nhiên, thống kê đến hết tháng 9, ngoài những công ty chứng khoán gần như đã “biến mất” trên thị trường như Chứng khoán Đông Dương (DDS), Chứng khoán SME (SME), Chứng khoán Hà Nội (HSSC), Chứng khoán Trường Sơn (TSS), Chứng khoán Hamico (HamicoSC)… thì có đến 63 công ty đã có lỗ lũy kế, với con số lên tới gần 6,000 tỷ đồng. Trong số này, có khoảng 12 công ty lỗ hơn 50% vốn điều lệ, 17 công ty lỗ từ 30% đến dưới 50% vốn điều lệ và khoảng 32 công ty lỗ dưới 30%.

CTCK lỗ lũy kế hơn 50% vốn điều lệ
Đvt: tỷ đồng

Như vậy, chiếu theo Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 của Bộ Tài chính phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán thì sẽ có thêm 12 công ty chứng khoán thuộc diện kiểm soát đặc biệt (chưa bao gồm tỷ lệ vốn khả dụng), 17 công ty thuộc diện kiểm soát.

Loay hoay tự thoát

Điển hình về lỗ lũy kế vượt xa vốn điều lệ là trường hợp của Chứng khoán Sacombank (SBS) và Chứng khoán Cao su (đã đổi tên thành Chứng khoán Delta (RUBSE) với vốn chủ sở hữu âm lần lượt là 247 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Với SBS, công ty đang trong quá trình tái cấu trúc một cách triệt để khi mạnh dạn đóng cửa các chi nhánh, phòng giao dịch, cắt giảm nhân sự, dọn dẹp các khoản nợ chồng chất, thanh lý những khoản đầu tư kém hiệu quả, thu hồi các khoản phải thu khác… Điều này giúp SBS giảm chi phí hoạt động và chi phí quản lý quý 3 chỉ còn 13 tỷ đồng và 12 tỷ đồng so với con số 283 tỷ đồng và 276 tỷ đồng ở 6 tháng đầu năm. Và quan trọng hơn cả, SBS đã có lãi hơn 9 tỷ đồng sau một thời gian dài thua lỗ nặng nề. Nhà đầu tư đã phần nào tin tưởng vào những lời hứa mà ban lãnh đạo mới của SBS nêu ra trong “bức tâm thư” gửi đến toàn thể nhân viên, cổ đông và các nhà đầu tư hồi giữa năm nay.

Công ty chứng khoán trong cảnh chợ chiều

Còn RUBSE, con số lỗ tính đến hết tháng 9 vừa qua đã lên tới 42.2 tỷ đồng, vượt hơn 2 tỷ đồng so với vốn điều lệ. Ngoài ra, tính đến 31/09, RUBSE đang vay ngắn hạn hơn 23 tỷ đồng từ Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), CTCP Khoáng sản và Tư vấn đầu tư Fico và CTCP ĐT và PT V.R.G Long Thành. Và thông tin mới nhất đối với RUBSE là VRG đã thành công khi tìm được người mua “cục nợ” 51% và đã chính thức chuyển giao quyền lực cho HĐQT mới tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra vào giữa tháng 10. Chưa rõ đối tác nào đã mua lại “cục nợ” trên, nhưng rõ ràng việc nắm một “cục nợ” lớn trong bối cảnh vô cùng khó khăn hiện nay thì hẳn đó phải là một nhà đầu tư có tầm nhìn và sự mạo hiểm rất cao. Không những vậy, công ty này vừa bị đình chỉ hoạt động 6 tháng do không đáp ứng các điều kiện về chỉ tiêu an toàn tài chính. Đây được xem là thông tin vô cùng bất lợi đối với công ty. Như vậy, liệu Chứng khoán Delta có làm nên phép màu khi mà những ông chủ mới của Chứng khoán Tràng An (TAS) hay Chứng khoán Golden Bridge (GBS) cũng phải bó tay?

Chứng khoán Hà Thành (HASC) dù chưa mất hết vốn, nhưng với mức lỗ lũy kế 127.5 tỷ đồng, chiếm hơn 85% vốn điều lệ thì để duy trì được hoạt động hẳn không phải là điều dễ dàng nếu thiếu sự trợ giúp từ bên ngoài. Và thực tế những ngày qua, khi HASC thông báo đổi tên thành Chứng khoán Tonkin, nhà đầu tư bắt đầu “đoán già đoán non” về một sự “thay máu” có thể chèo chống, đưa công ty thoát cơn khủng hoảng.

Những công ty “tệ nhất” bằng cách này hay cách khác đang rẽ lối tìm cách thoát thân. Và vẫn còn đó, hàng chục công ty chứng khoán khác đang dò dẫm trong sự bế tắc này.

Sẽ còn chết lâm sàng?

Số lượng doanh nghiệp rút nghiệp vụ môi giới ngày càng nhiều, nhà đầu tư đua nhau chuyển tài khoản về các công ty chứng khoán uy tín, hoạt động tự doanh càng làm càng lỗ, còn tư vấn chỉ thuộc về những “đại gia”. Dường như các công ty chứng khoán nhỏ khi không có sự đỡ đầu bởi ngân hàng mẹ chỉ còn biết than trời và ngồi chờ…chết.

Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán đã được thông qua hồi đầu năm nay, trong đó có nội dung giảm số công ty chứng khoán xuống còn 20 - 30 nhưng cách thức thực hiện không đơn giản. Ngay cả người đứng đầu Ủy Ban Chứng khoán cũng từng tuyên bố “Không dễ xóa sổ công ty chứng khoán” cho thấy quá trình tái cấu trúc gian nan đến mức nào.

Phá sản hay sáp nhập công ty chứng khoán hiện nay đều chưa có tiền lệ, thủ tục phức tạp, vẫn đang chờ hướng dẫn. Và tình trạng công ty chứng khoán chết mà chưa chôn, lỗ chồng lỗ sẽ tiếp diễn nếu thị trường những tháng cuối năm và cả đầu năm sau vẫn chưa tìm được “ánh sáng”.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn


Các tin tức khác

>   31/10: Bản tin 20 giờ qua (31/10/2012)

>   HOSE công bố các loại BCTC của các công ty niêm yết (30/10/2012)

>   Công ty định mức tín nhiệm: không thể là “hàng chợ” (30/10/2012)

>   Sửa thuế chứng khoán đang rơi vào thế... kẹt (30/10/2012)

>   Phát triển Điện Tây Bắc bị phạt 100 triệu đồng (30/10/2012)

>   MBKE giới thiệu ứng dụng giao dịch trực tuyến KE Mobile (30/10/2012)

>   HU4: Bản cáo bạch và phụ lục (30/10/2012)

>   Ông chủ ngoại “ngậm trái đắng” (30/10/2012)

>   Nhiều rủi ro khi ủy thác đầu tư (30/10/2012)

>   30/10: Bản tin 20 giờ qua (30/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật