Thứ Ba, 30/10/2012 10:37

Ông chủ ngoại “ngậm trái đắng”

Gần đây, CTCK Tràng An (HNX: TAS) và CTCK Golden Bridge Việt Nam (HNX: GBS) là hai cái tên được nhắc đến nhiều trên thị trường.

 

* Phần 1: Hơn 40 tỷ đồng bốc hơi như thế nào?

* Phần 2: Ngân hàng và nhà đầu tư cùng… bị lừa?

* TAS: Đến lượt tiền của cổ đông bị “cướp” trắng trợn

Nhắc đến nhiều vì cả hai công ty đều lâm vào tình trạng mất thanh khoản, khiến cổ đông, nhà đầu tư ức chế. Yếu tố được kỳ vọng là nguồn vốn từ các ông chủ ngoại, dù họ cũng đang phải “ngậm trái đắng”.

Ông chủ ngoại tại TAS

Đầu năm 2012, ông Yang Xiao Dong (Dương Hiểu Đông) đã trở thành cổ đông lớn của TAS sau khi mua gần 7,5 triệu cổ phiếu, tương đương 5,37% vốn điều lệ của Công ty (139 tỷ đồng). Sau đó, ông Dương liên tục mua thêm cổ phiếu TAS và nâng tỷ lệ sở hữu lên 14%. Với tỷ lệ sở hữu lớn nhất tại TAS, ông Dương đã được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT, thay cho ông Lê Hồ Khôi. Khi đó, không ít nhà đầu tư băn khoăn, tại sao một CTCK làm ăn bi bét mà vẫn có người mạnh dạn đầu tư, mua cổ phiếu với khối lượng lớn như vậy?

Một nguồn tin của ĐTCK cho biết, trước khi tham gia vào TAS, ông Dương đã không nhận được thông tin đầy đủ về Công ty. Trong các bản chào mời tham gia đầu tư vào TAS, ông Dương không được cập nhật rõ về tình trạng kém thanh khoản tại TAS đang diễn ra ngày càng trầm trọng, cũng như những khoản nợ khổng lồ mà TAS đang phải gánh. Lý do chính để ông Dương quyết định tham gia vào TAS là vì giá cổ phiếu TAS tại thời điểm đó rất thấp (xấp xỉ 4.000 đồng/CP) và kỳ vọng vào sự phát triển của Công ty trong thời gian tới. Không chỉ tham gia mua cổ phần TAS, ông Dương còn “móc tiền túi” của mình cho TAS vay với con số lên đến hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, liên tiếp trong thời gian gần đây, khách hàng mở tài khoản tại TAS tố cáo Công ty lạm dụng tài khoản của họ. Cụ thể, nhân viên TAS đã tự động bán toàn bộ cổ phiếu và rút tiền mặt trong tài khoản của khách hàng. Trong lần trao đổi với ĐTCK gần đây, ông Dương nói rằng, ông sẽ không chịu trách nhiệm về những sai phạm do người tiền nhiệm gây ra và ai gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường. Nói là vậy, song theo tìm hiểu của ĐTCK, ông Dương cũng đang đau đầu để tìm cách giải quyết, bởi hiện tại, ông phải đứng ra gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính của TAS trên cương vị Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, giải quyết các tồn tại của TAS để vực dậy Công ty, cũng là cách duy nhất để vực dậy khoản đầu tư lớn của chính ông.

Ông chủ ngoại tại GBS

GBS là cái tên “sáng” hơn TAS khi được một tổ chức lớn của Hàn Quốc là Golden Bridge (GB) tham gia mua cổ phần từ năm 2009, với tỷ lệ nắm giữ trên danh nghĩa là 49%, nhưng tỷ lệ nắm giữ thực tế được thị trường đồn đoán cao hơn nhiều, khoảng 83%. Nhìn vào biến động giá cổ phiếu GBS trên TTCK trong thời gian qua cho thấy, trong khi giá cổ phiếu của nhiều CTCK rơi xuống mức thấp, thì cổ phiếu GBS duy trì được mức giá trên 10.000 đồng/CP. Sự đi ngược với xu hướng giảm của khối cổ phiếu cùng ngành cũng khiến nhà đầu tư đặt ra nhiều nghi vấn cho GBS.

Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường nếu như GBS không nhận được quyết định bị đình chỉ hoạt động lưu ký tạm thời trong gần 2 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty mất thanh khoản và buộc phải hủy lệnh giao dịch. Cũng vì lý do này, GBS bị đình chỉ hoạt động lưu ký và giao dịch. Không những vậy, trong thời gian gần đây, nhiều khách hàng của GBS đã có đơn đề nghị lên cơ quan quản lý xem xét về việc GBS tự động rút tiền trong tài khoản của nhà đầu tư. Những khách hàng này được Công ty hứa hẹn trả tiền trong thời gian sớm nhất, nguồn ngân sách mà GBS chờ đợi rót về không ai khác ngoài Tập đoàn GB.

Nhà đầu tư kỳ vọng, GB là một tập đoàn tại Hàn Quốc với nhiều công ty con và tương đối có uy tín. Chính vì không để một nhánh nhỏ là GBS tại Việt Nam mất thanh khoản, bị khách hàng kiện cáo ảnh hưởng lớn đến uy tín của cả Tập đoàn, nên “ông chủ ngoại” này sẽ sớm rót vốn về cho GBS để giúp Công ty trang trải những khoản nợ.

Đã qua rồi cái thời hoàng kim của khối CTCK, cái thời CTCK được những ông chủ ngoại “tha thiết” góp vốn vào để phát triển kinh doanh trên TTCK Việt Nam. Nhìn lại những các cuộc "kết hôn" giữa CTCK và đối tác ngoại có thể thấy, nhiều ông chủ ngoại đang “ngậm trái đắng” khi bị “ảo giác” lợi nhuận lớn từ đầu tư vào CTCK.

Hoàng Anh

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Nhiều rủi ro khi ủy thác đầu tư (30/10/2012)

>   30/10: Bản tin 20 giờ qua (30/10/2012)

>   Không nộp BCTC đúng hạn, DCL bị phạt 60 triệu đồng (29/10/2012)

>   PGD: Vì sao ban quản trị bán mạnh cổ phiếu trước kết quả quý 3? (29/10/2012)

>   Thêm một CTCK bị đình chỉ hoạt động 6 tháng (29/10/2012)

>   BCC - ẩn số thị trường tháng 11 (29/10/2012)

>   MCG bị nhắc nhở vì chậm công bố thông tin (29/10/2012)

>   Rời sàn không phải là lý do cải thiện giá trị doanh nghiệp (29/10/2012)

>   MBS triển khai Hệ thống thông tin tự động Contact24 (29/10/2012)

>   Nhà đầu tư đua nhau chuyển tài khoản về CTCK tốt (29/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật