Thứ Hai, 22/10/2012 10:46

Chuyện lạ về tiền Việt Nam

Đồng tiền là một trong những yếu tố quan trọng khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Vì thế, ngay sau ngày lập nước, dù giữa bao khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh phát hành tiền tệ.

Mỗi địa phương có một loại “Giấy bạc Việt Nam”

Năm 1946 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh phát hành tiền tài chính thường có hàng chữ “Giấy bạc Việt Nam”, quốc hiệu nước VNDCCH và chân dung Bác (thường có hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”) mang những hình ảnh chống giặc dốt, chống giặc đói, chống ngoại xâm, liên minh công - nông - binh.... Trên tờ giấy bạc, ngoài chữ Việt và chữ Hán, thỉnh thoảng còn có thêm chữ Miên - Lào với chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính là Lê Văn Hiến hoặc Phạm Văn Đồng và chữ ký của Giám đốc Ngân khố TƯ cùng hàng chữ “Theo sắc lệnh của Chính phủ Việt Nam, kẻ nào làm giả hoặc có hành đồng phá hoại tờ giấy bạc của Chính phủ, sẽ bị trừng trị theo quân pháp”.

Tiền giấy gồm các loại 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng và 100 đồng. Riêng tiền 5 đ, 20đ và 100đ, có nhiều loại khác nhau do in ở các vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Giấy bạc Việt Nam tuy kỹ thuật in thô sơ, chất liệu xấu nhưng vẫn được nhân dân hoan nghênh đón tiếp, đem tiền Ngân hàng Đông Dương đến đổi với tỉ giá 1:1, nhiều tờ giấy đã rách nát nhưng dân chúng vẫn truyền nhau “Còn cái râu Cụ Hồ là còn tiêu”.

Về tiền đúc thì có 20 xu, 5 hào, 1 đồng và 2 đồng: xưởng dập tiền đồng được thành lập tại Văn Thánh (Huế) còn ở Hà Nội thì cơ sở dập tiền nhôm dưới nhà bát giác của Bảo tàng Lịch sử (Bác cổ).

Ngày 31-1-1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 18.SL cho phép Bộ Tài chính phát hành “Giấy bạc Việt Nam” ở nam Trung Bộ từ vĩ tuyến 16 trở xuống. Các loại tiền này in trên giấy bổi bằng vỏ cây xay do Sở ấn loát Tài chính Trung Bộ cùng Uỷ ban Tổng phát hành Giấy bạc VN in ấn. Nơi chọn phát hành đầu tiên là các tỉnh nam Trung Bộ vì ở đây không có quân đội nước ngoài chiếm đóng, chính quyền cách mạng hoàn toàn làm chủ và phong trào cách mạng của quần chúng rất mạnh. Tiền Tài chính này dần lan ra Hà Nội nên ngày 13.8.1946 có sắc lệnh 154.SL cho phép phát hành “Giấy bạc Việt Nam” tại bắc Trung Bộ trên vĩ tuyến 16, lưu hành song song với tiền giấy Ngân hàng Đông Dương cũ với tỷ giá 1:1.

Tiền Phong

Các tin tức khác

>   Mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc với lãi suất cực thấp: Ngân hàng đang “bí” đầu ra? (22/10/2012)

>   Doanh nghiệp xù nợ, ngân hàng sợ cho vay (22/10/2012)

>   “Không nên tính chuyện huy động vàng!” (22/10/2012)

>   Techcombank: Bước lùi 6 năm của xếp hạng tín nhiệm (22/10/2012)

>   Ngân hàng “bắt tay” doanh nghiệp bất động sản (20/10/2012)

>   ACB: Quý 3 lỗ 1.251 tỷ từ kinh doanh vàng (20/10/2012)

>   Tín dụng Hà Nội tăng 4,7% so với đầu năm (20/10/2012)

>   Ðủ kiểu chạy vốn (20/10/2012)

>   Đến lúc làm ăn: Tìm vốn ở đâu (20/10/2012)

>   Cầu vốn ngoại tệ, đến hẹn lại lên (20/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật