Thứ Hai, 29/10/2012 21:13

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2013 hoàn toàn khả thi

Đó là nhận định của TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn báo chí trước phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và dự kiến năm 2013 sẽ diễn ra vào ngày mai, 30/10.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh,. Ảnh: VGP/Thành Chung

Trong hai ngày 30-31/10, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Ông đánh giá thế nào về những mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ đặt ra cho năm 2013?

TS. Trần Du Lịch: Thật sự thì kế hoạch năm 2013, các chỉ tiêu mà Chính phủ đưa ra đã cân đối sát tình hình, ví dụ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay là 5,2% thì sang năm mục tiêu là 5,5%, tôi cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta có những biện pháp mạnh mẽ hơn để phục hồi niềm tin thị trường và ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp giải thể và hoặc ngưng hoạt động.

Theo tính toán của các chuyên gia thì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta vẫn còn khá cao, do máy móc, công suất thiết bị đầu tư trước đây chưa được chúng ta khai thác tận dụng hết.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% cũng có thể đạt được nếu chúng ta không quá vội vã thực hiện tăng giá một số mặt hàng hoặc thận trọng với các biện pháp có thể gây biến động tâm lý thị trường. Hạn chế được những vấn đề tác động đến giá cả như vậy kết hợp với thực hiện một số biện pháp cụ thể hơn như tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp, xử lý nợ xấu, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Chính phủ sẽ có một số đề án lớn về phân cấp, phân quyền quản lý các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Ông có ý kiến gì về những đề án này?

TS. Trần Du Lịch: Tôi ủng hộ chủ trương của Chính phủ về giới hạn lại và chấm dứt chủ trương mở rộng thí điểm đối với các tập đoàn kinh tế và hoàn thiện cơ chế, đặc biệt là cơ chế về vai trò của người đại diện chủ sở hữu.

Tuy nhiên, tôi đề nghị đối với việc tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế cũng như tái cơ cấu nền kinh tế cần có một ủy ban quốc gia liên ngành thực hiện, do Thủ tướng đứng đầu để giải quyết đồng bộ và kịp thời bằng những biện pháp mạnh mẽ. Còn giao cho các Bộ, ngành kể cả doanh nghiệp làm cục bộ thì kết quả sẽ hạn chế.

Ông có hiến kế gì cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2013?

TS. Trần Du Lịch: Theo tôi, bên cạnh những giải pháp ngắn hạn thì cần tập trung vào 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu trong năm 2013. Trong đó, về ngắn hạn tập trung tạo dựng niềm tin thị trường, tháo gỡ nợ xấu, xử lý vốn cho doanh nghiệp, kích thích sức mua thông qua tín dụng tiêu dùng, tiếp tục thực hiện lộ trình tăng lương bằng cách cắt giảm các khoản chi thường xuyên không cần thiết. Về thuế, tiếp tục thực hiện ưu đãi về thuế và tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên, điều kiện khó khăn hiện nay cũng là dịp để doanh nghiệp tự phải “căn chỉnh” hoạt động của mình?

TS. Trần Du Lịch: Trong khó khăn hiện nay của nền kinh tế có cả trách nhiệm của doanh nghiệp chứ không phải chỉ của Nhà nước. Tình trạng doanh nghiệp mở rộng làm ăn không có chiến lược, không có bài bản, dựa vào vốn vay quá lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh là vấn đề cần xem xét lại, chứ không phải cứ khó khăn thì kêu Nhà nước. Tuy nhiên, cùng với việc để thị trường tự điều chỉnh thì chúng ta cũng phải xem xét khó khăn nào của doanh nghiệp do chịu tác động tiêu cực từ chính sách của Nhà nước thì cần tìm hiểu, phân tích, tháo gỡ kịp thời.

Thành Chung (ghi)

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương: CPI cả năm sẽ ở quanh mức 8% (29/10/2012)

>   Nhà đầu tư Nhật Bản chiếm gần 50% vốn FDI của Việt Nam (29/10/2012)

>   Quyết liệt kiểm soát lạm phát, xử lý nợ xấu (29/10/2012)

>   Kinh tế chưa thể khởi sắc trong năm tới (28/10/2012)

>   Tăng trưởng hợp lý, nhìn về 2013 (28/10/2012)

>   Đà Nẵng: CPI tháng 10/2012 tăng 0,54% (28/10/2012)

>   TPHCM: Thêm 200.000 tỉ đồng cho sản xuất cuối năm (28/10/2012)

>   Giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạt 9.500/15.000 tỷ đồng (28/10/2012)

>   Những khía cạnh đáng chú ý từ FDI 10 tháng (27/10/2012)

>   TPHCM: Các chỉ tiêu kinh tế giữ mức tăng hợp lý (27/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật