Chủ Nhật, 21/10/2012 14:50

Canada đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công

Kết quả công trình nghiên cứu đăng trên báo Bưu điện quốc gia vừa qua cho thấy Canada, nơi chi tiêu của chính quyền đang ngày càng trở nên không bền vững, có nhiều nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công như ở châu Âu.

Ông Marc Joffe - tác giả công trình nghiên cứu, cho biết tình hình tài chính công tại một số tỉnh ở Canada hiện không bền vững, làm nảy sinh nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ, giảm mức xếp hạng tín dụng và có thể phải yêu cầu các gói cứu trợ của liên bang.

Ông cho rằng nếu không có những bước để giải quyết những vấn đề chi tiêu này, kinh tế của các tỉnh và của cả nước sẽ bị ảnh hưởng.


Theo kết quả nghiên cứu, hai tỉnh Ontario và Alberta sẽ gặp rủi ro lớn nhất trong khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, trong khi tỉnh Quebec gặp rủi ro thấp nhất.

Nguyên nhân khiến tỉnh  Ontario đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công cao nhất là do thâm hụt ngân sách hàng năm của tỉnh này rất lớn. Còn nguy cơ nợ công cao nhất đối với tỉnh Alberta trong thời gian tới là vì thâm hụt ngân sách hàng năm của họ đã chuyển từ thặng dư sang nợ lớn do thâm hụt cao, dân số già nhanh hơn và khó khăn từ thu nhập năng lượng hay biến động.

Mặc dù tỉnh Quebec có khả năng vỡ nợ thấp nhất, nhưng nguy cơ vỡ nợ của tỉnh này vẫn lên tới gần 30%. Trong bối cảnh đó, các tỉnh khác sẽ phải gánh chịu chi phí của việc hỗ trợ những chính quyền gặp khó khăn về tài chính, và điều đó không thể không ảnh hưởng đến chính sách của những tỉnh này.

Ông Joffe cho biết về mặt lý thuyết, lãi suất của các loại trái phiếu rủi ro cao chủ yếu là dấu hiệu của khả năng không trả được nợ, do vậy phần lớn công trình nghiên cứu này tập trung vào đánh giá rủi ro không trả được lãi của số trái phiếu mà từng tỉnh tại Canada phát hành./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Italy: Biểu tình phản đối kinh tế khó khăn tại Rome (21/10/2012)

>   Kinh tế Indonesia sẽ 'vượt mặt' Anh, Đức? (21/10/2012)

>   IMF cảnh báo các ngân hàng Nhật Bản (20/10/2012)

>   Vikram Pandit, CEO Citigroup ra đi vì thua... Chủ tịch (20/10/2012)

>   Vốn Trung Quốc ồ ạt chảy ra hải ngoại: Rò rỉ hay bành trướng? (20/10/2012)

>   EU lập hệ thống giám sát 6.000 ngân hàng Eurozone (20/10/2012)

>   Nhật sắp thông qua gói kích thích kinh tế 2,5 tỷ USD (19/10/2012)

>   ECB rộng đường cấp vốn trực tiếp cho ngân hàng yếu kém (19/10/2012)

>   Các ngân hàng kêu gọi Mỹ tránh "vách đá tài chính" (19/10/2012)

>   Hy Lạp rời Eurozone: “Ác mộng” chục nghìn tỷ USD (19/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật