Thứ Sáu, 19/10/2012 16:39

ECB rộng đường cấp vốn trực tiếp cho ngân hàng yếu kém

Các nhà lãnh đạo EU vừa nhất trí thành lập một cơ chế giám sát ngân hàng chung cho Eurozone. Thỏa thuận này đặt nền tảng cho việc phát triển khung pháp lý nhằm cho phép ECB cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng yếu kém.

* Hy Lạp rời Eurozone: “Ác mộng” chục nghìn tỷ USD

“Hy Lạp có thể rời Eurozone trong 6 tháng nữa”

* Hy Lạp và chủ nợ đạt đồng thuận cải cách cơ bản

* Euro ngập ngừng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU

 

Được đưa ra sau ngày họp đầu tiên trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, thỏa thuận trên là một bước đi quan trọng trong quá trình thành lập liên minh ngân hàng nhằm mục đích ngăn chặn sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính trong tương lai và tránh đe dọa đến liên minh tiền tệ.

Khung pháp lý sẽ được hoàn thiện vào ngày 01/01/2013 và sau đó cơ chế này bắt đầu hoạt động. Dưới sự điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cơ chế giám sát ngân hàng Eurozone có quyền can thiệp vào bất kỳ ngân hàng nào của khu vực này.

Có vẻ như thỏa thuận trên là một sự thỏa hiệp giữa Pháp và Đức vì trước đó hai quốc gia này bất đồng về lịch trình cũng như về số lượng ngân hàng ECB sẽ giám sát.

Gavin Hewitt, Biên tập viên BBC tại châu Âu cho biết lịch trình là một yếu tố khá quan trọng vì chỉ khi cơ chế giám sát chính thức hoạt động thì quỹ giải cứu Eurozone mới có thể bơm tiền mặt trực tiếp cho các ngân hàng yếu kém mà không cần phải thông qua các Chính phủ. Vì thế điều này rất quan trọng đối với một số quốc gia như Tây Ban Nha.

Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục nhóm họp tại Brussels vào ngày thứ Sáu. Chủ tịch EC José Manuel Barroso cho rằng bước đi tiếp theo là vạch ra một tầm nhìn dài hạn rõ ràng cho liên minh kinh tế và tiền tệ.

Nhận định tại buổi họp báo vào sáng ngày thứ Sáu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Herman Van Rompuy, cho rằng động thái trên là cần thiết để phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa các ngân hàng và quốc gia. Ông nói: “Nếu không có một liên minh tiền tệ ổn định thì EU cũng không ổn định. Vì thế mục tiêu là phải làm sao để Eurozone hoàn toàn ổn định về mặt kinh tế, tài chính và chính trị”.

Ngoài ra, EU cũng công bố thông báo về tiến triển của Hy Lạp trong việc đáp ứng các mục tiêu cắt giảm ngân sách cần thiết đủ để nhận khoản giải cứu tiếp theo. EU khen ngợi quyết tâm của Chính phủ Hy Lạp trong việc thực hiện các cam kết và những nỗ lực to lớn của người dân Hy Lạp nhưng cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tiếp tục tiến hành các cuộc cải cách tài khóa.

Hy Lạp là một trong 17 quốc gia thuộc Eurozone và vấn đề nợ nần tại nước này đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng về sự tổn tại của khu vực đồng tiền chung cũng như nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ mà các quốc gia thành viên áp dụng. Hội nghị thượng đỉnh lần này nhằm mục đích giải quyết tình trạng đó bằng các cuộc cải tổ ngân hàng và các chính sách ngân sách hội nhập hơn.

Athens phải cắt giảm 17 tỷ USD ngân sách để nhận được khoản giải cứu tiếp theo trị giá 41 tỷ USD nhằm chặn đứng nguy cơ vỡ nợ. Bộ ba giám sát gói giải cứu ECB – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – Ủy ban châu Âu (EC) vừa hoàn thành quá trình đánh giá tại nước này nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Các ngân hàng kêu gọi Mỹ tránh "vách đá tài chính" (19/10/2012)

>   Hy Lạp rời Eurozone: “Ác mộng” chục nghìn tỷ USD (19/10/2012)

>   Nhật Bản tung gần 13 tỷ USD để kích cầu (18/10/2012)

>   Nền kinh tế Anh đã có thêm những tín hiệu tích cực (18/10/2012)

>   Euro ngập ngừng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU (18/10/2012)

>   Ba quý đầu năm kinh tế Trung Quốc tăng trung bình 7,7% (18/10/2012)

>   Nợ công nhấn chìm “giấc mơ Mỹ” (18/10/2012)

>   Kinh tế Mỹ lại xuất hiện những dấu hiệu tích cực (18/10/2012)

>   Hy Lạp và chủ nợ đạt đồng thuận cải cách cơ bản (18/10/2012)

>   Bằng chứng mới về sự đi xuống của kinh tế châu Á (18/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật