Thứ Ba, 18/09/2012 09:29

Nhịp đập Thị trường 18/09: Hoảng hồn tháo chạy, ACB - EIB - VCB rớt kịch sàn

Kết thúc phiên, thị trường vẫn còn chịu áp lực bán mạnh mẽ. BVH chính thức giảm, EIB, VCB, ACB đồng loạt giảm sàn với dư bán lớn khiến nhà đầu tư liên tưởng đến những chuyện chẳng lành.

Khác với phiên giao dịch trước, việc nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc với VCB, EIB giảm kịch sàn, CTG, MBB cũng rớt giá mạnh khi mất 3.54% và 2.19%. Nhiều bluechips khác cũng giảm hết biên độ như PVF, SSI, ITA, HPG, SBT, REE, IJC khiến tâm lý thị trường trở nên hoảng sợ.

Ảnh hướng lớn đến thị trường còn có việc BVH sau ít phút kìm giá cũng chính thức giảm 0.66% xuống 30,000 đồng/cp sau 4 phiên liên tục tăng trần, giao dịch dẫn đầu thị trường với 2.12 triệu đơn vị. EIB với lượng xả hàng lớn ở giá sàn khiến thanh khoản tăng lên 2.11 triệu đơn vị, ngoài ra còn có SSI, SAM, ITA… lượng xả hàng lớn, nhưng bắt đáy cũng đáng kể.

Kết cục với gần 200 mã giảm giá, với ½ số này giảm kịch sàn VN-Index đánh mất 7.24 điểm, tương đương 1.8% xuống 394.51 điểm, đánh mất thanh quả của vài phiên tăng điểm gần đây.

Khối ngoại tận dụng cơ hội gom vào hơn 5 triệu đơn vị, trong đó đặc biệt họ mua STB đến gần 1 triệu đơn vị, mã này giữ được sắc xanh 2.3% đến hết phiên bất chấp xu hướng giảm của thị trường. Tiếp theo là BVH cũng được mua hơn 900 ngàn đơn vị. Ngoài ra còn có HPG, VCB, ITA, PPC… nhưng sự hỗ trợ của khối ngoại không lớn so với áp lực bán ra.

Tính cả giao dịch thỏa thuận, HOSE có hơn 41.83 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 623.32 tỷ đồng.

Với sàn Hà Nội, áp lực giảm không chững lại mà được đẩy mạnh đến phút cuối. HNX-Index đánh rơi 2.22 điểm, tức 3.78% xuống mức sâu 56.48 điểm.

Những cổ phiếu “đỉnh” nhất của sàn này đều gánh chịu áp lực xả hàng, đặc biệt ACB cuối phiên lượng dư bán sàn còn đến 525 ngàn đơn vị sau thời gia tạm lắng bởi biến cố cuối tháng 8. Cùng với ACB còn có PVX, SHS, SCR, APS, BVS, DCS, PVG… đều giảm kịch sàn.

Tổng cộng thị trường có 192 mã giảm thì có 94 mã rớt hết biên độ. Còn lại chỉ có 43 mã tăng giá với lực cầu yếu ớt.

Nhà đầu tư cũng rất thận trọng bắt đáy với 32.84 triệu đơn vị, trị giá 240.67 tỷ đồng.

Tổng quan thị trường cho thấy, giảm mạnh nhất thuộc về nhóm Mid Cap khi mất 2.51%, kế đến là Small Cap -1.99% và Large Cap -1.86% còn Micro Cap cũng mất 1.73%.

Chứng khoán, tôn thép, xây dựng, ngân hàng, khai khoáng là những ngành có cổ phiếu giảm và bị xả hàng dồn dập nhất.

13h30: BVH bị xả hàng, cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng giảm mạnh

Trạng thái xanh vỏ đỏ lòng cuối buổi sáng đã không còn, thay vào đó là áp lực bán ra ồ ạt. BVH không giữ nổi sắc tím phiên thứ 5 liên tiếp đã ảnh hưởng lớn đến VN-Index và các mã khác.

Trong vòng chưa đầy 30 phút, VN-Index đã mất hơn 8 điểm, tức trên 2% xuống 393 điểm khi SSI, VCB, PVF, EIB, SBT, NTL, OGC, ITA, SAM, trong rổ VN30 lần lượt “nằm sàn”. Nhiều mã bluechips khác cũng giảm với biên độ lớn, (-2.51%), VNM (-1.8%), VIC (-1.33%), CTG (-3.03%), DPM (-1.87%)… BVH có lúc giảm gần 3% sau đó nhanh chóng tăng lên sát mức trần, tuy vậy lượng bán ra khá lớn. Chỉ trong vài phút, giao dịch của BVH đã đạt trên 1.6 triệu đơn vị, đứng thứ hai thị trường.

Tổng cộng thị trường lúc 13h26 có gần 200 mã giảm giá, chỉ có 39 mã tăng và 30 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.

Rất nhiều cổ phiếu nhỏ, mang tính đầu cơ chịu áp lực bán tháo như KBC, KSS, DLG, NVT, PVT, PTL, BTP….

Giao dịch đạt trên 32 triệu đơn vị, trị giá gần 463 tỷ đồng.

HNX giảm mạnh mẽ hơn nhiều, trong vòng 30 phút, chỉ số này mất hơn 3.6% lùi sâu về 56 điểm khi những mã trụ cột sàn này đồng loạt bị bán mạnh, giá cổ phiếu giảm 4-5% mỗi mã. PVX tiếp tục bị bán tháo. Toàn sàn có đến 180 mã giảm giá, chỉ cò 33 mã tăng nhẹ. Giao dịch đạt trên 23 triệu đơn vị, tương đương 172 tỷ đồng, nhưng nhìn chung lực mua vẫn còn rất dè dặt.

Khoảng 13h30, VN-Index đang giảm 6.9 điểm, tức 1.72% do lực đỡ từ việc BVH tăng 2%, VIC tăng 1.33% và các mã khác rút khỏi giá sàn.

Thống kê thị trường cho thấy, nhóm cổ phiếu chứng khoán hiện đang chịu áp lực bán mạnh nhất, kế đến là một số ngành xây dựng, ngân hàng, khai khoáng, vận tải-kho bãi… trong khi đó, việc BVH giữ sắc xanh nên nhóm ngành bảo hiểm cũng tăng nhẹ.

----------------------------------------------------

Phiên sáng: Xanh vỏ đỏ lòng, người mua án binh bất động

Áp lực điều chỉnh và tâm lý thận trọng đã khiến thị trường giao dịch hết sức èo uột và ảm đạm trong suốt buổi sáng. VN-Index tạm dừng với sắc xanh nhưng trạng thái xanh vỏ đỏ lòng vẫn là chủ đạo.

Lình xình và giảm điểm sau khoảng 1 giờ mở cửa, STB, HPG từ mức giá trần đã thu hẹp chỉ còn khoảng trên dưới 2%, nhiều bluechips lẫn cổ phiếu đầu cơ khác giảm giá làm cho VN-Index chuyển sang sắc đỏ.

Cuối buổi sáng, các mã vốn hóa lớn như BVH, VIC, STB, HPG, PVD, DPM đã giúp thị trường tìm lại sắc xanh. VN-Index tăng 0.15 điểm, tức 0.04% tạm dừng ở 401.9 điểm, tuy nhiên với gần 150 mã giảm giá, chỉ có 50 mã tăng và 17.45 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 245.35 tỷ đồng cho thấy xu hướng điều chỉnh vẫn còn.

ITA có lúc giảm sàn nhưng cuối buổi rút ngắn còn 1.92% nhưng giao dịch đã đạt trên 1 triệu đơn vị. STB và EIB cũng có giao dịch khá mạnh nhưng chỉ đạt trên 900 ngàn đơn vị mỗi mã. STB tăng 500 đồng, còn EIB tiếp tục giảm 300 đồng.

Nhìn chung cổ phiếu ngân hàng không còn giữ được sự tích cực và sức mạnh như phiên trước khi CTG, EIB, VCB, MBB đều nắm trong nhóm giảm giá.

Sàn Hà Nội không tìm được sự tích cực nào, thay vào đó chỉ số giảm hơn 1% xuống 58.06% với 130 mã giảm, chỉ có 34 mã tăng, còn lại 230 mã đứng yên.

PVX vẫn giảm kịch sàn với dư bán chiếm tuyệt đối, tiếp theo là KLS, VND, SCR, ACB… đều giảm. Lực cầu nhỏ giọt nên thanh khoản èo uột với 12.27 triệu đơn vị, trị giá 86 tỷ đồng là điều dễ hiểu.

10h00: BVH, STB khó đỡ cả thị trường

Trước trạng thái xanh vỏ đỏ lòng, bên bán chủ động đẩy hàng nhiều hơn. Điều này khiến VN-Index nhanh chóng đảo chiều đi xuống sau khoảng 1 giờ mở cửa. HNX-Index giảm mạnh về sát mức 58 điểm. Thanh khoản ì ạch ở cả hai sàn.

Bluechips tại HOSE lần lượt rơi rụng dần. Hai mã tăng trần khá mạnh trước đó là HPG và SJS cũng đảo chiều đi xuống khiến “gánh nặng” đè lên vai hai mã BVH và STB đang tăng kịch trần với dư mua còn khá lớn.

Với sự hỗ trợ của VIC, PNJ nhưng VN-Index vẫn không giữ nổi sắc xanh. Chỉ số này đảo chiều giảm trước thời điểm 10h00. Ít phút sau đó, VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, áp lực giảm vẫn khá mạnh khi có hơn 120 mã giảm giá, chỉ còn 40 mã tăng. Cổ phiếu đầu cơ hầu hết đều giảm khiến cho sự sôi động giảm hẳn.

Lúc 10h00, thị trường ghi nhận hơn 8 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 126 tỷ đồng. ITA giao dịch nhiều nhất với trên 558 ngàn đơn vị, giá giảm kịch sàn 200 đồng xuống 5,000 đồng/cp. PVF đứng thứ hai với 434 ngàn đơn vị, giá giảm 300 đồng xuống 8,500 đồng/cp.

Sàn HNX chịu áp lực giảm mạnh khi PVX bị xả hàng với dư bán giá sàn hơn 1 triệu đơn vị, tiếp theo là KLS, VND, SCR, SHS, PVS, ACB đều giảm từ 1-2% mỗi mã, giao dịch yếu ớt tâm lý nhà đầu tư càng thêm uể oải. Giao dịch toàn sàn cũng chỉ đạt hơn 8 triệu đơn vị, trị giá 55 tỷ đồng.

PVX lúc này đã có hơn 2.35 triệu đơn vị chuyển nhượng, giá giảm 5.88% xuống 4,800 đồng/cp, KLS và VND cùng rớt 100 đồng xuống 8,400 đồng/cp và 9,500 đồng/cp.

Mở cửa: Ăn theo ETFs, VN-Index vượt trở ngại điều chỉnh

Thị trường lại có dấu hiệu suy sụp khi lệnh bán chiếm ưu thế trên cả hai sàn. Tuy vậy, VN-Index vẫn tăng nhẹ nhờ sự nâng đỡ của BVH, STB và một vài bluechips khác. Trong khi đó HNX-Index giảm đáng kể do áp lực từ các mã trụ cột.

Lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình trên cả hai sàn, với khoảng 3.4 triệu đơn vị, trị giá gần 30 tỷ đồng.

Tổng cộng có khoảng 100 mã giảm giá, có 30 mã tăng phần còn lại đứng yên sau 15 phút mở cửa.

Với sự hỗ trợ từ các quỹ ETFs, mã BVH và STB tại vẫn tiếp tục tăng trần với lực mua áp đảo. Đặc biệt BVH đã tăng trần phiên thứ 5 liên tiếp mà chưa có dấu hiệu điều chỉnh. HPG cũng tăng hết biên độ trong phiên thứ 2 liên tục. Trong khi HAG, VCB, VNM, REE, PVF lại nằm trong nhóm cổ phiếu giảm giá. Các mã còn lại trong rổ VN30 tăng giá nhẹ hoặc đứng giá.

Điều này hỗ trợ cho VN-Index tăng 1.73 điểm ở đợt khớp lệnh mở cửa, tương ứng 0.43% lên 403.48 điểm. Giao dịch đạt chưa đến 850 ngàn đơn vị, trị giá 15 tỷ đồng.

HNX vẫn chứng tỏ xu hướng đi xuống của mình với áp lực bán ra của PVX dẫn đầu. Ngay khi mở cửa, lượng khớp lệnh của PVX đã đạt hơn 1.35 triệu đơn vị, giá giảm kịch sàn xuống chỉ còn 5,000 đồng/cp. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại vì tham gia bắt đáy mã này từ vài ngày trước. Các mã chủ chốt khác cũng giảm theo làm HNX-Index mất 0.38 điểm (0.65%) xuống còn 58.32 điểm sau 15 phút. Toàn sàn có 19 mã tăng và 42 mã giảm, mã không đổi lên đến 333 mã.

AVS cũng có hiện tượng bị bán mạnh ngay phút mở cửa với giá sàn và thanh khoản đang đứng thứ 3 sàn sau khi công ty này thông báo sẽ xin ý kiến tự nguyện rút khỏi thành viên giao dịch ở 2 sở và Trung tâm Lưu ký.

Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đang là 2.6 triệu đơn vị, tương đương 14.85 tỷ đồng.

Viết Vinh -  Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 18/09: Động lực tăng trưởng đang suy yếu? (17/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 17/09: Chốt lời cuối phiên, đà tăng hạ nhiệt (17/09/2012)

>   Vietstock Weekly 17 - 21/09: 6 yếu tố cần quan tâm (16/09/2012)

>   Chứng khoán Tuần 10 - 14/09: Khối ngoại, ETF và QE3 (14/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 14/09: Đầu cơ "hạng nặng", VN-Index tiến sát 400 điểm (14/09/2012)

>   Vietstock Daily 14/09: Hào hứng quá mức với quỹ ETF? (13/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 13/09: Ngược dòng thành công, chứng khoán bất ngờ tăng mạnh (13/09/2012)

>   Vietstock Daily 13/09: Vẫn đang căng thẳng test lại ngưỡng hỗ trợ (12/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 12/09: Cú hích BVH và “nóng lạnh” thất thường của ACB (12/09/2012)

>   Vietstock Daily 12/09: Nếu VN-Index xuyên thủng vùng 380 - 390... (11/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật