Thứ Ba, 11/09/2012 09:22

Nhịp đập Thị trường 11/09: Kích thích chưa đủ mạnh, chứng khoán tiếp tục thụt lùi

Sự kỳ vọng dòng tiền trở lại để nâng đỡ thị trường vào buổi chiều đã không được đáp ứng. Sự thận trọng quá mức của bên mua khiến đà giảm vẫn duy trì và có xu hướng mở rộng so với cuối buổi sáng.

Cuối phiên giao dịch, mặc dù VIC, VNM, GAS, DPM, FPT, VSH, MBB, PVD, HSG đều tăng giá. Thậm chí SBT tăng kịch trần vẫn không cứu được các chỉ số.

BVH giảm 4.58%, HAG rớt 4.45%, MSN mất 2.86%, SSI tụt 2.31% và một loạt bluechips khác như GMD, NTL, OGC, PVF, ITA giảm kịch sàn với áp lực bán mạnh khiến VN30 mất 2.2 điểm, tức 0.48% xuống 453.39 điểm.

Toàn sàn có 140 mã giảm giá, 78 mã tăng giá và 68 mã giao dịch ở mốc tham chiếu tác động làm cho VN-Index giảm 2.26 điểm, tương ứng 0.58% xuống 386.62 điểm.

Thanh khoản tăng chậm chạp trong phiên buổi chiều, nâng giao dịch cả phiên lên chỉ đạt 35.75 triệu đơn vị, giảm đáng kể so với phiên trước, ứng với 454 tỷ đồng. Trong đó, LCG có hơn 2 triệu đơn vị chuyển nhượng, lực cầu gia tăng khá giúp LCG quay lại mốc tham chiếu.

SSI, PVF, KTB dù có giao dịch hơn 1 triệu đơn vị mỗi mã nhưng giá vẫn giảm khá mạnh. Chỉ có SBT lực cầu gia tăng mạnh giúp mã này tăng trần và lượng khớp lệnh hơn 1.18 triệu đơn vị, cuối phiên dư bán của SBT hoàn toàn trống.

Ngoài SBT, còn một số mã khác tăng trần với dư mua tuyệt đối như NVT, VPK, SVC

PGD tiếp tục tăng giá nhẹ 600 đồng lên 50,000 đồng/cp với lượng mua vào của khối ngoại hơn 180 ngàn đơn vị sau khi mã này được đưa vào danh mục của quỹ ETFs.

Tuy vậy, thị trường vẫn ghi nhận rất nhiều mã giảm sàn với dư bán chiếm tỷ lệ áp đảo ITA (dư bán 2.21 triệu đơn vị giá sàn, KBC dư bán sàn hơn 711 ngàn đơn vị, tiếp theo gồm DLG, PTL, PXI, LCM, DHM, PXL, CLG, LGC, ASM, ITC, PVF… Đây đều là những mã đầu cơ được nhà đầu tư trước đây khá quan tâm.

Trở lại với sàn Hà Nội, kết thúc phiên giao dịch, lực cầu dù có cải thiện nhưng vẫn không đủ sức kéo HNX-Index tăng điểm. Chỉ số tiếp tục mất thêm 0.55 điểm so với ngày hôm qua, tương đương 0.95% còn 57.52 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Toàn sàn có 75 mã tăng giá, trong đó có sự góp mặt của SHB tăng 100 đồng. Các mã YBC, VGP, SJE tiếp tục dẫn đầu nhóm tăng giá, đặc biệt thị trường chứng kiến các mã HDO,VFR, SJE, DAE bất ngờ tăng trần với dư mua tuyệt đối dù không có thông tin hỗ trợ đủ mạnh. APS, AVS là những mã thuộc họ chứng khoán tăng giá hiếm hoi trong phiên này.

Trong khi đó, nhà đầu tư cũng dễ dàng nhận ra những cổ phiếu khoáng sản có tính đầu cơ cao bị bán tháo mạnh nuh7 BKC, KSD, CVN, KHB. Trái lại, nhóm cổ phiếu ngành than như THT, TDN, TC6, TCS… tiếp tục tăng giá nhẹ nhờ thông tin giảm thuế xuất khẩu than.

Tổng tộng sàn Hà nội có 120 mã giảm giá, với 57 mã giảm sàn mà nổi bật là PVX, DCS và VGS với lượng dư mua rất lớn.

Thanh khoản thị trường vẫn ảm đạm với 22.32 triệu cổ phiếu được mua và bán tổng giá trị 155.94 tỷ đồng. VND vẫn giữ ngôi vị độc tôn về cổ phiếu thanh khoản tốt nhất, kế đó là KLS, SHS và SHB.

Phiên sáng: Kỳ vọng dòng tiền bắt đáy

Thị trường cuối phiên giao dịch buổi sáng phần nào tạo được hy vọng cho nhà đầu tư khi biên độ giảm của chỉ số lẫn cổ phiếu đều được thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, thanh khoản thấp vẫn là điều phải lo ngại.

Với gần ½ số mã trong rổ VN30 khởi sắc, dẫn dắt là VIC, GAS, VNM, DPM, MBB, CTG, FPT… đã giúp VN-Index cũng như VN30 thu hẹp mức giảm mà chưa thể bật tăng ngay được do lượng dư bán vẫn chiếm đa số trên thị trường.

Với tổng cộng 131 mã giảm giá, 67 mã tăng, VN-Index vẫn giảm 1.2 điểm, tức 0.31% xuống 387.68 điểm.

Thanh khoản tạm dừng tại 25.11 triệu đơn vị, trị giá 313 tỷ đồng. LCG, SSI, PVF là những mã có khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị.

ITA, PVF, GMD là 3 cổ phiếu giảm sàn trong rổ VN30 cho đến hết buổi với lượng dư bán chiếm đa số.

Tuy vậy, thị trường vẫn có mức độ lạc quan nhất định khi các mã vốn hóa nhỏ, mang tính đầu cơ như VPK, NVT, KMR, SVC và nhiều mã khác như DRC, BBC, PGD, LBM… tăng giá tích cực.

HNX cũng có giao dịch sôi động hơn với các mã chủ chốt. VND, KLS có lúc tăng 100 đồng/cp, song đến cuối giờ lại về mức tham chiếu. Lượng dư bán và dư mua khá cân bằng với trên 1 triệu đơn vị. Ngoài ra, SCR và SHS cũng dừng ở giá tham chiếu. Riêng SHB tăng 100 đồng.

VCG, BVS, PVX, ACB, PVS… và nhiều mã đầu cơ khác như CVN, HPC, KSD, KHB, PSG, SRB, PVV, CMI… vẫn đang giảm giá khá mạnh.

Thị trường chỉ có 47 mã tăng giá không đủ để kéo HNX-Index lên, chỉ số này dừng ở 57.69 điểm, giảm 0.38 điểm (0.65%). Khối lượng giao dịch rất thấp chỉ được gần 15 triệu đơn vị tương đương 102.88 tỷ đồng.

Toàn sàn có 117 mã giảm giá, 231 mã đứng giá và chỉ 47 mã tăng giá.

10h00: Thủng đáy 58 điểm, HNX chưa có điểm dừng

Dù bên bán tạm thời hạ nhiệt, lực cầu phần nào mạnh dạng hơn nhưng sự thận trọng vẫn còn ở mức cao. Do vậy, sau 1 giờ giao dịch thị trường vẫn chưa thể tìm lại sắc xanh. Thanh khoản tiếp tục ì ạch.

Đến khoản 10h00, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tạm thời thoát được áp lực bán thoái khi chỉ số Large Cap chỉ giảm nhẹ 0.41%, trong khi đó dòng tiền đầu cơ nhỏ lẻ lại muốn rời khỏi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ khiến các chỉ số Mid Cap giảm đến 1.42%, Small Cap giảm 1.22% hay Micro Cap cũng giảm 0.75%.

Large Cap giảm thấp một phần nhờ lực đỡ của VNM, VIC, DRC, DIG tăng giá nhẹ. GAS, DPM, MBB, VSH, SHB, PVS… đứng ở mốc tham chiếu. Các mã bluechips khác giảm trung bình khoảng 2% mỗi mã.

Với 137 mã giảm giá, VN-Index tạm thời mất 2.6 điểm, tức 0.67% xuống 386.28 điểm. Trong đó, chỉ số VN30 giảm 2.75 điểm, tức 0.6%.

Các mã ITA, KBC, LCG, DLG, PTL, LCM, CLG… vẫn chịu áp lực bán tháo khá mạnh. Riêng ITA có lượng dư bán giá sàn hơn 1.56 triệu đơn vị.

Thanh khoản thị trường lúc này khoảng 14 triệu đơn vị, tương đương 160 tỷ đồng. LCG mới là mã có giao dịch nhiều nhất, với hơn 1.4 triệu đơn vị.

Ở sàn Hà Nội, do thiếu sự nâng đỡ của các mã chủ chốt thị trường tiếp tục giảm sâu, HNX-Index mất đến 1.03% lùi về 57.47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch lên được 7.29 triệu đơn vị tương ứng 48.29 tỷ.

PVX tiếp tục giảm sàn, dư mua trắng, dư bán 3.52 triệu. SHS, PVS về được mốc tham chiếu, dư mua rất ít lần lượt dưới 400 ngàn và 100 ngàn đơn vị. Các mã VND, KLS đã vượt lên PVX về khối lượng giao dịch.

Hiện tại, thị trường có 25 mã tăng giá, nhưng chỉ có YBC, IDV, HPR tăng trên 6%, còn lại có 106 mã giảm giá.

Mở cửa: Cầm máu hay tiếp tục tháo chạy?

Thị trường đổ sụp ngay những phút đầu tiên mở cửa, áp lực bán giá sàn và lệnh ATO làm cho các mã cổ phiếu trụ cột lần lượt giảm mạnh. VN-Index nhanh chóng về sát mốc 380 điểm trong khi HNX-Index dễ dàng chọc thủng mức 58 điểm.

Ngay từ khi mở cửa dễ dàng nhận thấy lệnh bán tháo đã đổ dồn vào các mã ITA, LCG, KBC, HQC, KTB, DLG, PTL, ASM, LCM, BGM khiến các mã này lần lượt ngã sàn. Không những thế, BVH, MSN, HAG cũng tạm thời giảm hết biên độ dù chưa kết thúc đợt khớp lệnh thứ nhất.

Kết thúc đợt khớp lệnh thứ nhất, lệnh bán ở các mã trụ cột có phần thu hẹp do đó biên độ giảm cũng ngắn lại. BVH giảm sát mức giá sàn, MSN mất 2.86%, HAG rớt 2.83%, VCB giảm 0.83%.

Trong rổ VN30 chỉ có ITA, KBC, GMD, SAM giảm hết biên độ.

VN-Index mất 5 điểm, ứng với 1.29% xuống 383.87 điểm. Giao dịch đạt khoảng 2.79 triệu đơn vị, tương đương 25 tỷ đồng. Bảng điện tử ghi nhận 100 mã giảm giá, 19 mã tăng và 24 mã giao dịch ở mức tham chiếu.

LCG, HQC, ITA, SAM, ASM là những mã có giao dịch nhiều nhất.

Áp lực bán có xu hướng thu hẹp khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục, tuy nhiên vẫn chưa thể chấm dứt hẳn.

Đặc biệt, thị trường ghi nhận việc MBB, VCB, DRC, VSH, GAS, DIG… đảo chiều tăng giá nhẹ.

HNX trong 15 phút đầu phiên vẫn giao dịch hết sức ảm đạm, HNX-Index tiếp tục giảm xuống mức 57.56, tụt 0.88% (0.51 điểm). Khối lượng giao dịch chỉ hơn 2 triệu đơn vị (14.1 tỷ đồng). Toàn sàn có 14 mã tăng giá, 67 mã giảm giá và 314 mã đứng giá.

Cổ phiếu PVX tiếp tục bị bán tháo, dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch với 379 ngàn cổ phiếu, lượng dư bán giá sàn nhanh chóng đạt đến hơn 3 triệu đơn vị, còn dư mua trắng hoàn toàn. Đứng thứ 2 và 3 lần lượt là VND, KLS. Sàn HNX hầu như không có gì thay đổi so với tình trạng ngày hôm qua.

Tuy nhiên, cũng như HOSE, thị trường Hà Nội cũng có dấu hiệu thu hẹp đà giảm khi chứng kiến KLS tăng nhẹ 100 đồng, VND, SCR lần lượt về mốc tham chiếu.

Viết Vinh  - Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/09 (10/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 10/09: Chứng khoán tiếp tục hoảng loạn (10/09/2012)

>   Vietstock Weekly 10 - 14/09: Khoảng trống thông tin tích cực (09/09/2012)

>   Chứng khoán Tuần 04 - 07/09: Đâu là “cứu cánh” của thị trường? (07/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 07/09: Ngỡ ngàng, VN-Index bứt phá hơn 4 điểm (07/09/2012)

>   Vietstock Daily 07/09: Tâm lý dao động, thị trường bất ổn (06/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 06/09: Chưa hết khó khăn, chứng khoán tiếp tục đi xuống (06/09/2012)

>   Vietstock Daily 06/09: Khó khăn chưa đến hồi kết! (05/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 05/09: “Sợ cành cong”, VN-Index mất mốc 400 (05/09/2012)

>   Vietstock Daily 05/09: Tăng điểm nhưng thanh khoản vẫn “trơ” (04/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật