Nhịp đập Thị trường 06/09: Chưa hết khó khăn, chứng khoán tiếp tục đi xuống
Ảnh hưởng lớn từ việc BVH giảm sàn, chỉ số Large Cap mất đến các chỉ số của sàn HOSE. Hai phiên giảm liên tiếp, VN-Index đánh mất hết thành quả của phiên đầu tuần. Thậm chí HNX-Index còn về mấp mé mốc 60 điểm.
Trong rổ VN30 chỉ còn lại VIC, SBT, GMD tăng nhẹ, VCB, STB, CTG và CII đứng giá. Các mã khác đều giảm với biên độ bình quân hơn 1% mỗi mã.
Với tổng cộng 153 mã giảm giá, VN-Index lùi sâu 5.51 điểm, tương ứng 1.38% xuống 393.41 điểm.
Giao dịch toàn sàn đạt khoảng 33.45 triệu đơn vị, trị giá 541.74 tỷ đồng, giảm mạnh so với phiên trước. Loại trừ 6.3 triệu đơn vị thỏa thuận, tương ứng 148 tỷ đồng thì giao dịch khớp lệnh thực chất còn thấp hơn nhiều.
Thống kê thị trường cuối phiên có 70 mã tăng giá, đặc biệt với một số mã tăng trần như LGC, SBS, MPC, HLG, VOS, VSG, VST… đáng chú ý khi một vài mã này lại có dính dáng đến Vinalines
Phần còn lại có 153 mã giảm, trong đó có khá nhiều mã thuộc họ dầu khí giảm sàn như PXL, PTL, PXI, PXM, PXT… 59 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.
Sàn Hà Nội, giao dịch vẫn rất yếu. Áp lực bán tại sàn này cũng làm cho thị trường giảm điểm mạnh hơn. Cuối phiên, HNX-Index mất 0.6 điểm, tương đương 0.98% lùi về 60.32 điểm.
Khá nhiều mã cổ phiếu nhỏ giảm sàn với lượng dư bán khá lớn như PV2, IDJ, VIG, PFL, SDD, KSD, PXA, SD6, HDO… Tổng cộng thị trưởng có 124 mã giảm giá, 54 mã tăng và 217 mã đứng yên.
Thanh khoản tiếp tục sụt giảm so với phiên trước, chỉ còn 24.22 triệu đơn vị, tương đương 216.93 tỷ đồng.
Sự thất vọng của nhà đầu tư về phiên giao dịch buổi sáng đã kéo giá cổ phiếu và các chỉ số tiếp tục giảm mạnh vào buổi chiều. Bên mua quyết tâm đứng yên mà chưa có động thái lao vào bắt đáy, cứu thị trường.
13h45: BVH giảm sàn, bluechips bị ảnh hưởng mạnh
Sự thất vọng của nhà đầu tư về phiên giao dịch buổi sáng đã kéo giá cổ phiếu và các chỉ số tiếp tục giảm mạnh vào buổi chiều. Bên mua quyết tâm đứng yên mà chưa có động thái lao vào bắt đáy, cứu thị trường.
Thanh khoản vì đó vẫn rất thấp. Đến 13h45, với khoảng 160 mã giảm giá, trong đó BVH giảm kịch sàn, ngoài ra EIB, KBC, SAM đều bị bán mạnh nên VN-Index 4.59 điểm, tương ứng 1.15% xuống 394.33 điểm khi khép lại đợt khớp lệnh liên tục.
Giao dịch toàn sàn đạt lên hơn 29 triệu đơn vị, tương ứng 472.63 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 6 triệu đơn vị đến từ thỏa thuận, trị giá 143 tỷ đồng, đặc biệt STB tiếp tục có 3 triệu cổ phiếu thỏa thuận ở mức tham chiếu.
Còn sàn Hà Nội, chỉ HNX-Index giảm cũng nới rộng biên độ giảm, với 0.65 điểm tương đương 1.07%. Giao dịch toàn sàn, khối lượng giao dịch 19 triệu đơn vị, giá trị gần 161.88 tỷ đồng. Sàn có 38 mã tăng giá, 226 mã ở mốc tham chiếu và 131 mã giảm giá.
Phiên sáng: Nhà đầu tư "ngủ quên", thanh khoản tụt dốc mạnh
Phiên giao dịch buổi sáng khép lại với sắc đỏ và sự uể oải của nhà đầu tư. Thanh khoản mỗi sàn chỉ bằng một phần nhỏ so với các phiên trước. Tất cả đều đến từ sự thận trọng quá mức của người mua.
Lượng bán ra không quá mạnh và hầu hết đều được treo trên mốc tham chiếu, chỉ có một số mã bị bán áp đảo, chủ yếu do nhà đầu tư nhỏ thoát hàng để giảm thiểu rủi ro.
Có thể kể đến một vài mã cổ phiếu đầu cơ bị bàn mạnh gồm DLG, CLG, TNT, HQC, KMR, KSD, CVN, PSG, VIG…
Thống kê thị trường theo vốn hóa cho thấy, không có nhóm cổ phiếu nào bị giảm quá đà. Cụ thể, Large Cap giảm 0.65%, Mid Cap mất 0.7%, Small Cap và Micro Cap lần lượt thụt lùi 0.58% và 0.5%.
Toàn thị trường chỉ có 3 ngành tăng giá bao gồm dược phẩm và nông – lâm – ngư cùng tăng 0.53%, ngành thiết bị điện tử viễn thông tăng 0.05%. Trong khi đó, ngành bảo hiểm giảm mạnh 1.92%.
Phần lớn các mã trong rổ VN30 giảm giá, ngoại trừ VIC, GMD, CII, HSG tăng nhẹ và STB, MBB đứng giảm vẫn làm cho VN-Index giảm 2.64 điểm, tương ứng 0.66% xuống 396.28 điểm.
Giao dịch toàn sàn đạt khoảng 15 triệu đơn vị, tương ứng 243 tỷ đồng. Trên bảng điện tử, các mã giảm vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 132 mã, còn lại có 62 mã tăng và 55 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra tại HNX khi các mã chủ chốt hầu hết đều giảm. Đây là xu hướng chung của sàn này trong vài phiên trở lại đây. Với 107 mã giảm và 246 mã đứng giá, HNX-Index đánh mất 0.31 điểm, tức khoảng 0.51% xuống 60.61 điểm.
Giao dịch toàn sàn, khối lượng giao dịch 12.64 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 113.94 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngành than như TSC, TVD, THT, TC6 tiếp tục tăng trần với lực cầu khá mạnh nhờ thông tin đề xuất giảm thuế xuất khẩu và tăng giá bán than cho ngành điện.
10h30: Khó hút lực cầu, thanh khoản bế tắc
Thị trường vẫn quá thận trọng. HNX-Index đảo chiều tăng nhẹ được trong vài phút hay VN-Index cũng tiến dần về mốc tham chiếu nhưng chưa thu hút được lực cầu trở lại. Thanh khoản cực thấp khiến bên bán mất kiên nhẫn.
SHB, SCR, SHB, KLS, VND từ tham chiếu quay đầu giảm trở lại. VCG, ACB, BVS cũng không giữ được mức tăng nhẹ.
Đến 10h30, HNX-Index một lần nữa giảm điểm. Chỉ số này mất HNX-Index giảm 0.1 điểm tương đương 0.16%. Giao dịch toàn sàn vẫn rất ít, với khối lượng giao dịch 8 triệu đơn vị, giá trị gần 82 tỷ đồng. Mã SHB có giao dịch nhiều nhất, nhưng chỉ đạt 983 ngàn đơn vị, tiếp theo là SCR, KLS, PVX
Thị trường lúc này có 43 mã tăng giá, 272 mã ở mốc tham chiếu và 80 mã giảm giá.
Sàn HOSE dù có VIC, HAG, SBT tăng giá nhưng không giúp được cả thị trường khởi sắc. VN-Index tiếp tục giảm 1.18 điểm, tương ứng 0.3% xuống 397.74 điểm. Giao dịch lẹt đẹt với hơn 10 triệu đơn vị, trị giá 162.61 tỷ đồng. Trên bảng điện tử có 64 mã tăng giá, 75 mã giảm và 86 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.
9h45: Áp lực bán giảm, cổ phiếu ngành than tăng trần
Áp lực bán giá thấp có phần hạ nhiệt sau khi mở cửa được khoảng 30 phút. Thị trường có dấu hiệu cân bằng trở lại và biến động trong biên độ hẹp. Một vài mã trụ cột cũng quay về tham chiếu hoặc tăng giá nhẹ.
Ở HOSE, có MSN, SSI, GAS trở về mốc tham chiếu, trong khi HAG, SBT, CII, NTL… đảo chiều tăng nhẹ.
Tuy nhiên, đến 9h45 lượng giao dịch vẫn đạt rất thấp do phần lớn lệnh mua vào đều đặt dưới tham chiếu. Lúc này, VN-Index giảm 2.14 điểm, tương ứng 0.54% xuống 396.78 điểm. Giao dịch đạt hơn 4 triệu đơn vị, tương ứng 75.74 tỷ đồng. Trên bảng điện tử có 34 mã tăng giá, 85 mã giảm và 56 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.
Còn HNX-Index giảm 0.1 điểm, ứng với 0.16%. Giao dịch toàn sàn ít hơn HOSE với khối lượng giao dịch hơn 3.85 triệu đơn vị giá trị gần 36 tỷ đồng. Sàn có 34 mã tăng giá, 303 mã ở mốc tham chiếu và 58 mã giảm giá.
Các mã chủ chốt ở sàn này cũng dần trở về mốc tham chiếu như SCR, KLS, hoặc tăng nhẹ như ACB, PGS.
Lúc này, các mã cổ phiếu ngành than đều tăng kịch trần với dư mua tuyệt đối.
Mở cửa: Giao dịch ảm đạm, cổ phiếu than bất ngờ tăng vọt
Phiên thứ 2 liên tiếp của tháng 9, thị trường mở cửa giảm điểm do sự thận trọng và lo ngại của nhà đầu tư. Gần như toàn bộ cổ phiếu vốn hóa đều giảm giá, nhưng lực mua vào rất yếu.
KBC giảm kịch sàn sau một vài thông về sở hữu chéo ngân hàng của ông Đặng Thành Tâm. Cổ phiếu đầu cơ của sàn HOSE cũng chịu áp lực giảm sàn như PXL, CLG, DLG, PXM…
Trong rổ VN30, hầu hết các mã đều giảm giá trên dưới 1% so với tham chiếu, riêng VCB, MBB, PVD… tạm thời giữ được mốc tham chiếu.
Những mã chủ chốt tại HNX cũng tiếp tục giảm với biên độ khoảng 2% mỗi mã, chủ yếu vẫn là lệnh bán ra, trong khi lệnh mua vào khá ít. Tuy nhiên, lượng dư bán chủ yếu vẫn chọn giá cao hoặc trên mốc tham chiếu.
Đáng chú ý là việc một số mã cổ phiếu ngành than như TC6, THT, TVD, TCS… đồng loạt tăng giá, đặc biệt là THT có lượng dư mua trần áp đảo. Việc Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giảm thuế xuất khẩu than và tăng giá bán than cho ngành điện được xem là thông tin tích cực cho các cổ phiếu ngành than.
Kết thúc 15 phút mở cửa, VN-Index giảm 2.52 điểm, tương ứng 0.63% xuống 396.41 điểm. Giao dịch toàn sàn đạt 803 ngàn đơn vị, tương ứng 9.28 tỷ đồng. Trên bảng điện tử chỉ có 16 mã tăng giá, 65 mã giảm và 34 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, mức giảm nới rộng lên 4.22 điểm kéo VN-Index xuống 4394.7 điểm.
HNX-Index cũng giảm 0.2 điểm sau 15 phút, tương đương 0.33% xuống 60.72 điểm, giao dịch đạt gần 1.5 triệu đơn vị, trị giá 14.48 tỷ đồng. Thị trường ghi nhận 45 mã giảm giá,13 mã tăng và 337 mã đứng yên.
Viết Vinh - Mỹ Hà (Vietstock)
FINFONET
|