Thứ Năm, 27/09/2012 11:12

Nền kinh tế đang “lạnh”

Điều đó thể hiện rõ nét ở tình trạng sản xuất cầm chừng với sức mua yếu ớt; hàng tồn kho giảm nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; nhập siêu giảm tỷ trọng nhưng xuất khẩu tăng thấp dần; thanh khoản tín dụng dư thừa nhưng doanh nghiệp không hấp thụ nổi.

Ổn định chưa “thúc” tăng trưởng

Chưa đến ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Tổng cục Thống kê đưa ra báo cáo tình hình kinh tế tháng, nhưng hầu hết ai cũng đều cảm nhận được những gì mà nền kinh tế đã nỗ lực đạt được. Đó là tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nhập siêu thấp, dự trữ ngoại hối được cải thiện, hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản. Tổng cầu đã có những chuyển biến tích cực.

“Nhập siêu, căn bệnh kinh niên trầm kha của nền kinh tế bỗng nhiên được xử lý gọn. Đã có những tháng xuất siêu. Đây là một thành tích thực sự hiếm hoi trong suốt mấy chục năm đổi mới… Lượng dự trữ ngoại tệ đã tăng gấp đôi so với đầu năm, mang lại một sự bảo đảm an toàn cao hơn cho nền kinh tế trong điều kiện đang gặp nhiều khó khăn và đối mặt với không ít rủi ro từ thị trường thế giới…”. Đây là những nhận diện cơ bản của PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về tình hình kinh tế hiện nay.

Một sự khởi sắc quan trọng nữa nằm ở mục tiêu dài hạn hơn, theo ông Thiên, vượt lên những khó khăn mang tính kỹ thuật, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đang được khởi động thực sự và diễn ra đúng hướng.

Nhưng, chỉ tiêu được quan tâm nhất - tăng trưởng GDP - đã không được như dự tính. Hồi đầu tháng 9/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính tăng trưởng GDP quý III có thể đạt mức 5,5-5,6%, tính chung 9 tháng ước đạt 4,8-4,9% và cả năm đạt 5,2-5,5%.

Luôn là người nói thẳng, tránh lạc quan quá, TS. Trần Đình Thiên cho rằng quý III, ước chừng tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 5,5% và cả năm là 5,3%. Với dự tính của TS. Thiên thì tăng trưởng GDP năm nay còn thấp hơn cả mức 5,32% của năm 2009 - năm đã được cho là kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, theo kênh thông tin của Thời báo Ngân hàng, GDP quý III nhiều khả năng chỉ tăng trưởng cỡ 5,1%, 9 tháng GDP không thể tới 4,8%, có thể chỉ ở mức 4,7% mà thôi.

Bên cạnh đó, lạm phát cũng đang đảo chiều với biên độ lớn cho thấy xu hướng xấu đi đã lộ rõ.

Nền kinh tế đang “lạnh” đi

TS. Trần Đình Thiên lưu ý, phải chăng tính “có vấn đề” của nền kinh tế đã trầm trọng đến mức không thể khơi thông dòng chảy cho các luồng vốn lưu thông bình thường, rằng nền kinh tế “yếu” đến mức không còn đủ sức hấp thụ cả “nhân sâm”, không đủ sức thoát khỏi những vấn đề ngắn hạn để thực hiện một cú đột phá, dù mang tính cục bộ để tạo sự xoay chuyển tình thế căn bản dài hạn?

Cả hệ thống các TCTD vẫn luôn dốc sức đẩy tiền vào sản xuất. Thế nhưng, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 7/9 mới chỉ đạt mức 1,82% so với cuối năm trước, cho thấy một xu hướng bất thường đang diễn ra. “Nền kinh tế vẫn đang nằm trong xu hướng suy giảm tăng trưởng rõ rệt mà điểm khởi đầu của chu trình này là từ năm 2007…”, ông Thiên khẳng định và khuyến cáo thêm: “Thậm chí, năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng thuộc loại thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Thêm vào đó, xu hướng dao động bất thường của biên độ lạm phát qua nhiều năm, chứng tỏ nền kinh tế vẫn còn nằm trong chuỗi bất ổn kéo dài, thậm chí đang ở giai đoạn dao động mạnh nhất.

Tăng trưởng GDP các quý năm 2012

Phải thay đổi tư duy, hướng tới những mục tiêu sống còn chứ không chỉ là tăng trưởng ở mức bao nhiêu, ông Thiên nêu quan điểm. Những ý kiến tâm huyết và trăn trở, mỗi người một ý cùng hướng đến một mục tiêu làm sao sớm thoát khỏi tình thế đứng trong vùng trũng phát triển và “thể trạng” nền kinh tế đang “lạnh” đi hiện nay. Điều đó thể hiện rõ nét ở tình trạng sản xuất cầm chừng với sức mua yếu ớt; hàng tồn kho giảm nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; nhập siêu giảm tỷ trọng nhưng xuất khẩu tăng thấp dần; thanh khoản tín dụng dư thừa nhưng doanh nghiệp không hấp thụ nổi.

Và đây cũng là lý do Viện Kinh tế Việt Nam đang hoàn thành báo cáo những đánh giá về kinh tế Việt Nam 2012, những điểm nhấn trong năm và tìm bước ngoặt để xoay chuyển tình thế, từ đó tạo đà vững chắc cho sự cất cánh bay lên của nền kinh tế. “Không thể để nền kinh tế tụt sâu hơn nữa mà phải nhanh chóng đảo ngược tình thế”, ông Thiên lưu ý và thêm: “Năm 2013 cũng có cơ hội lớn cho sự chuyển hướng kinh tế”.

Tri Nhân

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   GDP quý 3 tăng 5,35% (27/09/2012)

>   TS. Trần Du Lịch: Không cần “trói” điều hành kinh tế (27/09/2012)

>   Chưa đáng lo về lạm phát (27/09/2012)

>   Khơi luồng vốn quý (26/09/2012)

>   Việt Nam muốn cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia (26/09/2012)

>   TPHCM: Sắp xếp, chuyển đổi 385 DNNN (26/09/2012)

>   Nhật Bản đứng đầu về FDI vào Việt Nam với 4,67 tỷ USD trong tháng 9/2012 (26/09/2012)

>   TPHCM: Tiếp sức doanh nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng (26/09/2012)

>   Vốn FDI tiếp tục “rót” vào bất động sản (26/09/2012)

>   Quản lý giá cả bị buông lỏng? (26/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật