Thứ Tư, 05/09/2012 15:34

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng 5.1% trong năm 2012

Mặc dù chỉ số PMI ngành sản xuất tại Việt Nam của HSBC trong tháng 8 dưới 50 điểm nhưng tình hình có phần cải thiện nhẹ. Ngoài ra, nhu cầu hàng hoá đang phục hồi. Các yếu tố này là cơ sở để HSBC dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 5.1% trong năm 2012.

Theo HSBC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang trở nên minh bạch hơn thông qua việc công khai tỷ lệ nợ xấu đang trong khoảng 8.6% – 10% tổng dư nợ năm 2012 (tăng so với mức 2% trong năm 2010) và đề ra nhiều phương hướng giải quyết những vướng mắc đó. Khi các mức lãi suất cơ bản đã được cắt giảm, NHNN vẫn khá e dè trong việc mạnh tay bơm nguồn vốn rẻ vào thị trường do sự ổn định giá cả vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Chỉ số PMI tháng 8 đạt 47.9 điểm

Mặc dù Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) của tháng 8 vẫn duy trì dưới mức trung bình 50 điểm nhưng tình hình có phần cải thiện nhẹ. Ngay cả khi giá dầu nội địa tăng lên thì lạm phát đã giảm từ 5.5% trong tháng 7 còn 5% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số đơn đặt hàng mới giảm xuống 47.7 điểm, tốc độ giảm ít hơn so với mức 41.1 của tháng trước. Mặc dù chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ so với tháng trước nhưng cũng đạt gần mức 50 điểm, tăng từ mức 48 điểm của tháng 7 lên 49.3 điểm trong tháng 8. Điều này cho thấy mặc dù tình hình thế giới không mấy khả quan nhưng nhu cầu hàng hóa Việt Nam vẫn đang cải thiện.

Kết quả hoạt động xuất khẩu mặc dù chậm hơn những năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức hai con số. Dự trữ ngoại hối tăng lên và tiền đồng Việt Nam đã ổn định góp phần củng cố uy tín của NHNN.

Điểm sáng về tình hình vĩ mô tháng 8 chính là chỉ số việc làm đã đạt 49.8 điểm, cho thấy bước cải thiện đáng kể so với mức 46.9 điểm trong tháng 7. Chỉ số tồn kho hàng mua cũng thể hiện quan điểm này khi chỉ số tháng 8 là 45.8 điểm đạt được từ mức sút giảm 37.6 điểm của tháng trước.

Khuynh hướng áp lực lạm phát sẽ tăng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần của tháng 8 giảm từ mức 5.5% trong tháng 7 xuống còn 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức giảm sút này một phần là nhờ vào tác động rõ ràng từ chi phí giá cao trong năm vừa qua.

Nếu tính yếu tố điều chỉnh mùa vụ so với tháng trước thì chỉ số lạm phát toàn phần tăng từ mức 0.2% của tháng 7 lên 0.9% trong tháng này. Mức tăng này song hành cùng với sự tăng nhẹ của chỉ số giá cả đầu vào của PMI. Lạm phát cơ bản loại bỏ yếu tố giá cả thực phẩm và năng lượng tăng từ mức 8.1% của tháng 7 lên 8.8% trong tháng 8 nếu so với cùng kỳ năm ngoái. Sự ổn định chỉ số PMI cùng với những sự sụt giảm gần đây đã khẳng định nhu cầu nội địa có sự phục hồi.

Hoạt động xuất khẩu có kết quả khả quan

Hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 8 có mức tăng nhẹ (ước lượng dựa trên số liệu của Hải Quan 15 ngày đầu tiên). So sánh với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động xuất khẩu tăng từ mức 1.6% trong tháng 7 lên 13% trong tháng 8. Kết quả này nhờ vào tình hình xuất khẩu mạnh mẽ hàng điện tử và vi tính.

Con số nhập khẩu cũng đáng khích lệ khi tăng 8% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến yếu tố điều chỉnh theo mùa, con số so sánh theo tháng của tháng 8 tăng 4.2% so với mức 1.3% trong tháng 7.

Hoạt động nhập khẩu của tháng 8 phục hồi nhờ sự tăng nhẹ các sản phẩm chủ lực như nguyên vật liệu may mặc, sản phẩm điện tử và thép – những thành phần chủ yếu góp phần tăng cường xuất khẩu. Trong khi nhu cầu nội địa còn yếu thì nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm hàng hoá của Việt Nam dường như đang dần phục hồi.

Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Doanh số bán lẻ từ đầu năm đến tháng 8 phản ánh thực tế tình hình này. Tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái chậm lại còn 24% trong tháng 8 so với mức 24.6% trong tháng 7. Điều quan trọng cần lưu ý là nếu doanh số bán lẻ chậm lại kể từ hồi đầu năm thì những con số này lại đang tăng tốc nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2011. Một lý do nữa có thể lý giải điều này là do sự sụt giảm chỉ số giá tiêu dùng vốn thúc đẩy doanh số cho khách sạn và nhà hàng. Việt Nam tiếp tục thu hút khách du lịch, tăng doanh số trong ngành dịch vụ và du lịch.

Theo HSBC, hoạt động xuất khẩu tiếp tục thu được lợi nhuận lớn cho nền kinh tế và khối dịch vụ vẫn còn sôi động. Sự trì trệ do hoạt động thiếu hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước và sự sụt giảm doanh số kinh doanh bất động sản có thể được điều chỉnh khi NHNN tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng.

Thêm nữa, sự cẩn trọng của NHNN khi bơm dòng vốn tín dụng giá rẻ vào thị trường để thúc đẩy tăng trưởng từng thực hiện trước đây đã góp phần nâng cao tín nhiệm của cơ quan này. Số tiền được bơm thông qua thị trường mở đã tương đối chậm lại, mặc dù gần đây có sự tăng nhẹ xoa dịu tình hình thanh khoản.

 

Minh Hằng (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Lo Việt Nam “hạ cánh cứng” (05/09/2012)

>   Chú trọng khôi phục niềm tin kinh doanh (05/09/2012)

>   Cần công khai các khoản chi tiêu (05/09/2012)

>   Đừng nhắc đến giảm phát nữa! (05/09/2012)

>   Đề nghị sớm công nhận VN có nền kinh tế thị trường (04/09/2012)

>   Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist (04/09/2012)

>   Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam (04/09/2012)

>   Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót (04/09/2012)

>   Chính sách kém, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm? (04/09/2012)

>   Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 (03/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật