Thứ Ba, 04/09/2012 16:37

Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist

Theo đồng hồ nợ toàn cầu của tờ báo Anh nổi tiếng Economist, mỗi người Việt Nam hiện đang gánh số nợ công gần 760 USD. So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.

Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang Economist.com vẫn đang quay liên tục theo chiều tăng, cho thấy sự gia tăng không ngừng nghỉ trong mức nợ công của thế giới. Tính đến 15h30 chiều nay theo giờ Việt Nam, đồng hồ này cho thấy mức nợ công toàn cầu đạt 48.771.025.370.197 USD (gần 48,8 nghìn tỷ USD).

Số liệu của Economist cũng cho thấy, vào năm 2001, nợ công của thế giới mới ở mức hơn 18 nghìn tỷ. Như vậy, trong gần 12 năm qua, nợ công của thế giới đã tăng gấp gần 3 lần.

Trên bản đồ nợ được đặt dưới đồng hồ nợ công, Economist thực hiện phân loại các quốc gia theo mức nợ công tính trên đầu người, tổng mức nợ công, mức nợ công thay đổi theo năm, tổng nợ công tính trên GDP. Trong đó, những quốc gia nặng nợ nhất được tô màu đỏ, còn những quốc gia ít nợ nần nhất được tô màu xanh đậm.

Những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay theo số liệu của Economist công bố là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.

Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,6 nghìn tỷ USD, tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,1 nghìn tỷ USD. Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,8 nghìn tỷ USD, Italy nợ trên 2,49 nghìn tỷ USD, Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD… Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 424 tỷ USD, theo số liệu của Economist.

Mức nợ công của Hy Lạp hiện tương đương hơn 159% GDP của nước này, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa “khủng” bằng tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật - lên tới 220%, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đối với Mỹ, tỷ lệ này là 72%.

Trung bình, mỗi người Nhật đang gánh khoảng 100.158 USD nợ công, so với mức nợ công trên đầu người khoảng 35.433 USD của Mỹ.

Trung Quốc cũng đang là nước bị tô màu đỏ đậm trên bản đồ nợ công tuyệt đối của thế giới. Tổng mức nợ công của Trung Quốc là gần 1.268 tỷ USD, nhưng nợ công bình quân đầu người chỉ là hơn 955 USD. Nợ công cũng chỉ chiếm có 15,7% GDP của Trung Quốc, Economist cho biết.

Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Theo số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD.

Theo dự báo của Economist, đến năm 2013, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 75,7 tỷ USD, tương đương tăng 12%. Khi đó, nợ công bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên mức hơn 840 USD, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm còn 48,7%.

Đông Nam Á nhìn chung là khu vực có mức nợ công trung bình. Một số nước láng giềng trong khu vực đang có mức nợ công cao tuyệt đối hơn Việt Nam.

Thái Lan nợ công hiện ở mức gần 171 tỷ USD, bình quân hơn 2.490 USD/người, tương đương 46,9% GDP. Nợ công của Indonesia hiện gần 218 tỷ USD, bình quân đầu người hơn 880 USD, nhưng chỉ tương đương 24,7% GDP. Đối với Philippines, các con số tương ứng lần lượt là hơn 121 tỷ USD, 1.176 USD, và 50%.

An Huy

Tbktvn

Các tin tức khác

>   Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam (04/09/2012)

>   Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót (04/09/2012)

>   Chính sách kém, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm? (04/09/2012)

>   Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 (03/09/2012)

>   CPI tháng 9 có thể tăng 0,4 - 0,5% (03/09/2012)

>   Đầu tư công 8 tháng đạt 125.000 tỉ đồng (03/09/2012)

>   FDI vẫn ngại y tế (02/09/2012)

>   Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty Mỹ (02/09/2012)

>   Điều hành kinh tế: Đã có sự thận trọng (31/08/2012)

>   Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số (31/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật