Thứ Tư, 05/09/2012 16:06

Đừng nhắc đến giảm phát nữa!

Khi CPI liên tiếp 2 tháng nằm ở mức âm (tháng 6:-0.26%; tháng 7:-0.29%), nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về giảm phát - vốn nguy hiểm hơn nhiều so với lạm phát. Mối lo ngại ấy không phải là không có cơ sở khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế từ đầu năm đến nay gặp rất nhiều khó khăn...

“Từ ngày 1/9/20xx đến 4/9/20xx, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại tặng 50% giá trị tiền đổ xăng cho các xe máy đang hoạt động, bao gồm tất cả các xe: Honda, Yamaha, Piaggio và các xe của hãng khác. Chương trình áp dụng cho tất cả các loại xe, không phân biệt xe số hay xe ga. Toàn bộ giá trị khuyến mại được quy đổi ra xăng cho khách hàng. Trân trọng thông báo!” - Bao giờ xăng dầu được như viễn thông?

Khi CPI liên tiếp 2 tháng nằm ở mức âm (tháng 6:-0.26%; tháng 7:-0.29%), nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về giảm phát - vốn nguy hiểm hơn nhiều so với lạm phát. Mối lo ngại ấy không phải là không có cơ sở khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế từ đầu năm đến nay gặp rất nhiều khó khăn: doanh nghiệp phá sản, giải thể lên tới hàng chục ngàn; sản xuất trì trệ, sức mua trong dân giảm sút, tín dụng ngân hàng tăng trưởng thấp vì sự hấp thụ vốn của nền kinh tế rất kém v.v… Ngay cả Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng lên truyền hình để trấn an dư luận.

Nhưng đứng ở thời điểm này nhìn về, các chuyên gia liệu có nhận thấy rằng mình có phần… vô duyên?

Bởi lo ngại của họ làm sao có thể thành hiện thực khi mà chúng ta có hàng tá doanh nghiệp hàng đầu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… “ chống giảm phát”. Ngay khi giảm phát mới ở trong trứng nước, còn chưa thành hình thì đã bị các doanh nghiệp của chúng ta xông lên đập tan!

Từ viện phí, học phí… đến than, điện, nước đều tăng. Đặc biệt là gas, xăng dầu tăng rất mạnh. Xăng dầu trong vòng hơn 1 tháng (từ 20/7 đến 28/8) đã tăng dồn dập 4 lần, lần gần đây nhất (28/8) là mức tăng 650đ/l đối với xăng A92, diezel tăng 300 đ/l, dầu hỏa tăng 450 đ/l.

Nếu xăng là một loại đồ uống giải khát? Nó sẽ là loại “bổ dưỡng” nhất! Hiện nay, trà xanh 0 độ 13,800đ/l; pepsi:14,200đ/chai 1.5l; cocacola: 14,600đ/chai 1.5l…

Xăng A92: 23,650 đ/l!

Xăng dầu: bao giờ được như viễn thông?

Lý giải của các doanh nghiệp xăng dầu và Bộ tài chính có thể hợp lý khi giá xăng dầu trên thế giới thời gian gần đây tăng mạnh. Nhưng tại sao mỗi lần tăng giá xăng dầu thì đều gây bức xúc trong dư luận?

Ấy là khi giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh xuống 100USD/thùng trong gần 1 tháng , thì doanh nghiệp phải mất 2 tháng để thực hiện vài lần giảm giá, lúc đó họ được cho là có lãi hơn 1,000đ/lít, nhiều ý kiến cho rằng mức lãi là 2,000đ/lít. Giảm thì nhỏ giọt và “bình tĩnh” để dân không bị… shock, còn tăng thì nóng lòng và vội vã, vừa tăng giá nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu ca bị lỗ và đã rục rịch cho phương án xin… tăng tiếp!

Ấy là trước mỗi đợt có tin đồn về tăng giá, lại thấy tình trạng một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu găm hàng, không bán. Báo chí còn khơi ra một số thủ thuật như trước khi biết tin tăng, chủ cây xăng ký hợp đồng mua xăng dầu của chính mình; rồi đợi vài ngày sau bung ra để đút túi hàng tỷ đồng tiền chênh lệch. Liêm sỉ ở đâu? Đạo đức kinh doanh có tồn tại?

Ấy là khi nền kinh tế còn đang khó khăn, mối lo ngại lạm phát mới vơi đi được vài tháng, câu chuyện về lãi suất cao trong nền kinh tế mới bớt đi độ nóng một chút thì xăng dầu và các mặt hàng, dịch vụ đua nhau tăng dồn dập. Doanh nghiệp trong nền kinh tế còn chưa ngấm những chính sách hỗ trợ từ ngân hàng, chính phủ thì lại phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng cao, liệu còn có thể gượng dậy hay tiếp tục thoi thóp chờ ngày khai tử?

Kinh tế khó khăn, đời sống người dân có được cải thiện hơn hay không khi chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ? Xăng dầu điện nước có thể tăng vài lần và dồn dập trong năm, chứ lương cơ bản thì phải đợi 1/5…năm sau!

Vì các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu kể trên nên CPI tháng 8 tăng 0.63%. Con số này không phải là cao so với các năm trước, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì 0.63% có thể là một báo hiệu cho sự quay lại của lạm phát. Nhất là các tháng cuối năm CPI luôn có xu hướng tăng mạnh.

Chưa kể, tác động của các yếu tố kể trên đến CPI tháng này chỉ là… khúc dạo đầu. Còn tác động vòng 2 của nó thì khó mà đo lường chính xác. Nhưng người viết chắc chắn rằng, báo chí lại có dịp bận rộn phản ánh sự tăng giá đồng loạt của các mặt hàng khác theo kiểu “tát nước theo mưa”, tình trạng đã xảy ra vào cuối năm 2011.

Và giảm phát, chẳng có cơ hội mà đe dọa dư luận như hồi tháng 6, tháng 7 vừa qua! Các chuyên gia chắc cũng chẳng buồn mà nhắc đến và cảnh báo những hậu họa của nó nữa. Giảm phát không đến, bớt đi một nỗi lo. Nhưng cách mà nó rút lui không phải vì “cầu kéo” mà lại từ “chi phí đẩy” thì chẳng phải là một tín hiệu tốt lành!

Đoàn Xuân Thạo (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Đề nghị sớm công nhận VN có nền kinh tế thị trường (04/09/2012)

>   Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist (04/09/2012)

>   Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam (04/09/2012)

>   Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót (04/09/2012)

>   Chính sách kém, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm? (04/09/2012)

>   Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 (03/09/2012)

>   CPI tháng 9 có thể tăng 0,4 - 0,5% (03/09/2012)

>   Đầu tư công 8 tháng đạt 125.000 tỉ đồng (03/09/2012)

>   FDI vẫn ngại y tế (02/09/2012)

>   Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty Mỹ (02/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật