Thứ Ba, 18/09/2012 19:12

Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường gỗ nội địa

Trong khi thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn thì doanh nghiệp (DN) gỗ trong nước vẫn chưa chú trọng phát triển thị trường nội địa, qua đó khiến thị phần này rơi vào tay các DN nước ngoài.

Đó là ý kiến của một số chuyên gia tại hội thảo “Giải pháp cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn kinh tế suy thoái” do Bộ NN-PTNT cùng Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức ngày 18.9, tại TP.HCM.

Bà Trần Mỹ Phương - Giám đốc Công ty TNHH Đồ gỗ nội thất Thuận Thanh - cho biết mặc dù ngành gỗ có đến 500 DN nhưng trong thời gian qua do chú trọng đến xuất khẩu đã khiến 80% thị phần trong nước lại do các DN đến từ Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc chiếm lĩnh.

Báo cáo của Cục Chế biến, thương mại nông lâm sản và nghề muối (thuộc Bộ NN-PTNT) cho biết, dù chưa có số liệu chính thức nhưng có thể khẳng định rất ít DN vừa và lớn tham gia thị trường trong nước. Trái lại, ở thị trường này, chỉ có DN nhỏ và siêu nhỏ.

Theo Cục này, các DN trong nước chưa có sự quan tâm đúng mức đối với thị trường trong nước. Do đó, mặc dù ngành gỗ đã gặt hái được một số thành công trong xuất khẩu nhưng tại thị trường trong nước thì lại đang bị lép vế bởi gỗ nhập khẩu về mẫu mã cũng như số lượng hàng.

Trong bối cảnh khó khăn của thị trường quốc tế, gần đây một số DN gỗ đã quay về thị trường trong nước bằng cách mở các siêu thị, cửa hàng nội thất, xây dựng mạng lưới bán lẻ nhằm khai thác lợi thế từ thị trường này.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi quay về thị trường trong nước chính là chưa tạo ra được thương hiệu để người tiêu dùng biết tới, chưa có sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường và có giá bán hợp lý…

Ông Võ Trường Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF)- thừa nhận thị trường trong nước tiềm năng nhưng 72% dân số tập trung ở nông thôn nên phần lớn doanh nghiệp không đủ năng lực mở rộng mạng lưới đại lý, cửa hàng.

Cũng theo Bộ NN-PTNT, trong tám tháng đầu năm 2012, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt gần 3 tỉ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ.

Thông tin khá vui là sau một thời gian trầm lắng, gần đây một số thị trường nhập khẩu chủ lực gỗ của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục nhanh trở lại.

Tuy nhiên khó khăn mà các DN gặp phải là chi phí đầu vào của ngành gỗ ngày càng gia tăng, trong khi giá xuất khẩu một số sản phẩm phải giảm nhằm tăng sự cạnh tranh.

Trung Hiếu

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Xuất siêu 134 triệu USD trong 8 tháng (18/09/2012)

>   Xuất khẩu tôm có đạt kế hoạch? (18/09/2012)

>   Quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Dự kiến ra mắt trong năm 2012 (18/09/2012)

>   Bài học kinh nghiệm quý báu sau thanh tra, kiểm toán (18/09/2012)

>   Loại bỏ “kinh tế địa tô” (18/09/2012)

>   Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp vật liệu xây dựng (18/09/2012)

>   Thương hiệu doanh nghiệp - Từ bị “đánh cắp” đến mập mờ trùng tên (18/09/2012)

>   Xuất khẩu cá tra sang EU giảm vì thông tin bôi xấu (18/09/2012)

>   Tìm cơ hội xuất khẩu vật liệu xây dựng (17/09/2012)

>   Giảm thuế cho DN tích lũy (17/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật