Thứ Bảy, 25/08/2012 14:56

Tăng giá xăng dầu: Lợi ích mấy bên?

Giá xăng dầu trong nước lại nhấp nhổm tăng khi các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhiên liệu thiết yếu này lặp lại điệp khúc kêu lỗ để tăng giá. Theo đăng ký giá mới đã gửi tới Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đưa ra mức tăng từ 1.100-1.200 đồng/lít đối với xăng và 700-800 đồng/lít đối với các mặt hàng dầu...

Lý do mà các doanh nghiệp trình bày trong “đơn xin tăng giá” là họ đang lỗ nặng do giá xăng dầu thế giới tăng cao. Cho dù riêng giá xăng đã được bù 300 đồng/lít từ quỹ bình ổn song tỉ lệ chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán lẻ đã tới 3% đối với dầu và 5% đối với xăng.

Trong khi đó, theo Nghị định 84/CP thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được điều chỉnh giá xăng dầu sau lần điều chỉnh trước 10 ngày nếu giá cả thế giới có biến động mạnh. Vì thế, giá xăng dầu được cho là không chóng thì chầy cũng sẽ được điều chỉnh nếu giá thế giới không hạ nhiệt nhanh.

Còn nhớ, khi bắt đầu triển khai Nghị định 84/CP cách đây 3 năm, Bộ Tài chính có trấn an rằng dù “thả” giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng cơ quan quản lý Nhà nước vẫn điều hành hiệu quả bảo đảm hài hòa lợi ích 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thế nhưng, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Người tiêu dùng thường chịu thiệt nhiều hơn và hưởng lợi ích hơn mỗi khi giá xăng dầu có sự biến động.

Nếu tính cả đăng ký điều chỉnh giá xăng dầu đang được đặt trên bàn cơ quan quản lý Nhà nước thì đây là lần thứ 4 liên tiếp giá xăng dầu được đề nghị tăng trong vòng chỉ 34 ngày qua. Ba lần trước giá xăng dầu được điều chỉnh tăng theo đề nghị của doanh nghiệp. Đáng chú ý là giá xăng tăng liên tiếp điều chỉnh tăng nhưng thuế nhập khẩu xăng dầu vẫn giữ nguyên. Nói cách khác, lợi ích 3 bên Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng đã không được hài hòa và người chịu gánh nặng nhất của biến động giá cả thế giới là người dân.

Hiện Bộ Tài chính đang thu 12% thuế nhập khẩu xăng, dầu hỏa, dầu ma dút và 10% thuế nhập khẩu diesel. Trong khi đó, theo tính toán của chính các doanh nghiệp, nếu lùi được 1% thuế nhập khẩu thì giá bán lẻ xăng giảm được 400 đồng/lít. Nên nếu Bộ Tài chính cho lùi 2% thuế nhập khẩu tại thời điểm này thì chênh lệch giá cơ sở với giá bán lẻ giảm được 800 đồng, cộng với 300 đồng sử dụng quỹ bình ổn thì giá bán lẻ xăng có thể không phải điều chỉnh.

Việc Bộ Tài chính có “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp tăng giá hay không và tăng bao nhiêu sắp tới sẽ một lần nữa cho thấy cơ quan quản lý ứng xử thế nào với điều được gọi là “hài hòa lợi ích 3 bên”.

Phạm Dương

người lao động

Các tin tức khác

>   Nhập siêu tháng 8 khoảng 150 triệu USD (25/08/2012)

>   Truy tố giám đốc Công ty Hoàng Anh - Vinashin (25/08/2012)

>   Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực R&D (24/08/2012)

>   Xuất khẩu cá tra tăng trở lại trong quý III (24/08/2012)

>   Năng suất lao động tại Việt Nam thuộc hàng đáy khu vực (24/08/2012)

>   Doanh nghiệp Việt nặng gánh nợ đến đâu? (24/08/2012)

>   Đặc khu kinh tế: Hành trình đang viết dở (24/08/2012)

>   Cần chú ý gì khi vào thị trường Mỹ? (24/08/2012)

>   GS Robert D. Hisrich: Có hai cách huy động vốn ngoài ngân hàng (23/08/2012)

>   Nhà đầu tư: Bán lẻ vẫn là ngành hấp dẫn (23/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật