Thứ Hai, 06/08/2012 11:30

Sớm hiến định hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), ông Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ đề xuất với Quốc hội quy định cụ thể địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tổ chức và hoạt động của KTNN chưa được hiến định có làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan kiểm tra tài chính cao nhất nhà nước không, thưa ông?

Theo quy định của Luật KTNN: “KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Thuật ngữ “chuyên môn” trong quy định về địa vị pháp lý của KTNN chưa thật phù hợp, chưa thể hiện được bản chất, vai trò của cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất, hoặc cơ quan kiểm toán tối cao như thông lệ nhiều nước trên thế giới quy định. Vì thế, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của KTNN chưa thật đầy đủ và toàn diện.

Đây là nguyên nhân cơ bản phần nào làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính cao nhất của Nhà nước.

Thưa ông, hiến pháp các nước trên thế giới quy định vấn đề này thế nào?

Hầu hết các nước trên thế giới đều có những quy định về địa vị pháp lý của KTNN trong hiến pháp, với mức độ, nội dung cụ thể khác nhau. Thông thường, hiến pháp xác định vị trí của KTNN trong mối quan hệ với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; xác định chức năng của KTNN; xác định đối tượng kiểm toán; quy định thẩm quyền bổ nhiệm (bầu), miễn nhiệm và nhiệm kỳ của Tổng KTNN…

Tôi cho rằng, khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cũng nên hiến định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của KTNN nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, góp phần minh bạch nền tài chính quốc gia; phòng, chống, tham nhũng.

Vào đầu tháng 9 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, KTNN sẽ đề xuất bổ sung nội dung gì vào Nghị quyết này?

Việc nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định về địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN trong Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng được quy định cụ thể trong Nghị quyết 927/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chiến lược Phát triển KTNN đến năm 2020.

Hiện chúng tôi đang tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan, chuyên gia tài chính, lập pháp trong và ngoài nước để đề xuất bổ sung những quy định về vị trí pháp lý và tính độc lập của KTNN trong Hiến pháp. Cụ thể, Hiến pháp sẽ quy định: KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo luật; KTNN có chức năng kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Tổng KTNN.

Ngoài ra, chúng tôi cũng kiến nghị rút ngắn nhiệm kỳ của Tổng KTNN xuống còn 5 năm, thay vì 7 năm như hiện nay, để phù hợp với nhiệm kỳ của Quốc hội và thời hạn bổ nhiệm các chức danh khác trong bộ máy quản lý nhà nước.

Cùng với việc đề xuất hiến định tổ chức và hoạt động của KTNN, định hướng hoạt động kiểm toán những năm tới sẽ như thế nào?

Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, từ 3 đến 5 năm tới cũng như định hướng lâu dài, chúng tôi đang tập trung triển khai Nghị quyết 927/2010. Trong vòng 5 năm tới, chúng tôi tập trung thực hiện kế hoạch kiểm toán đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ triển khai và đánh giá hiệu quả, hiệu lực Đề án Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; đẩy mạnh kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm được dư luận xã hội quan tâm, dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí; đánh giá chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ lựa chọn chuyên đề kiểm toán công tác quản lý và sử dụng đất đai, bất động sản, phát triển nhà và đô thị; khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; đầu tư công, các dự án giảm nghèo, đầu tư xây dựng nông thôn mới; thu - chi ngân sách...

Bên cạnh đó, chúng tôi phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu được cung cấp thông tin và giám sát của nhân dân, của báo chí và công luận nói chung đối với việc quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thông qua việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, góp phần minh bạch nền tài chính quốc gia. Đồng thời, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phối hợp trong chia sẻ, cung cấp kết quả kiểm toán để phục vụ các cơ quan chức năng trong quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Mạnh Bôn

đầu tư

Các tin tức khác

>   Thặng dư cán cân thanh toán khoảng 7 tỷ USD mỗi năm (01/06/2012)

>   DATC - Anh là ai? (23/05/2012)

>   AFD sẽ tiếp tục cho Việt Nam vay với lãi suất thấp (19/05/2012)

>   Công ty thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên xin cấp phép (16/05/2012)

>   Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức “B+”, triển vọng “ổn định” (12/05/2012)

>   Tài khóa và tiền tệ bước có cùng nhịp? (11/05/2012)

>   Chính sách vì... ngân hàng (08/05/2012)

>   Dự trữ ngoại tệ có thể đạt 20 tỷ USD (20/04/2012)

>   ADB quan ngại Việt Nam có thể nới lỏng chính sách quá nhanh (11/04/2012)

>   Chấp nhận VietinBank lập ngân hàng con tại Đức (09/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật