Thứ Năm, 23/08/2012 10:15

Cơ hội cuối cùng cho Hy Lạp

Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup), Jean-Claude Juncker, cho biết người dân Hy Lạp phải ý thức rằng nước này đang đứng trước cơ hội cuối cùng.

 

Tại cuộc họp với Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras, ông Juncker khen ngợi nỗ lực to lớn của Hy Lạp trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách cho đến thời điểm này. Dù vậy, ông cho rằng ưu tiên hàng đầu của Hy Lạp là củng cố hơn nữa tình hình tài chính công.

Ông cho biết thêm Athens phải tiến hành các cuộc cải cách kinh tế và cơ cấu. Trong đó bao gồm những thay đổi trên thị trường lao động và việc tái khởi động các chương trình tư nhân hóa đã cam kết nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Thủ tướng Samaras cam kết Hy Lạp sẽ thông qua gói cắt giảm ngân sách trị giá 11.5 tỷ EUR (tương đương 14 tỷ USD) trong vài tuần tới. Bên cạnh đó, ông cũng mong muốn kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khắc nghiệt này thêm tới 2 năm.

Tuy nhiên, Chủ tịch Juncker đồng thời là Thủ tướng Luxembourg cho rằng quyết định về vấn đề này sẽ phụ thuộc vào báo cáo dự kiến được các nhà lãnh đạo Hy Lạp công bố vào tháng tới. Tại cuộc họp báo có sự tham gia của ông Samaras, Chủ tịch Juncker nhấn mạnh: “Điều này sẽ phụ thuộc vào đánh giá của phái đoàn ECB-IMF-EC và chúng tôi sẽ thảo luận về thời hạn kéo dài cũng như các khía cạnh khác”.

Được biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trở lại Hy Lạp vào tháng 9 tới và đánh giá liệu nước này có đáp ứng được các điều kiện của gói giải cứu.

Ông Samaras cho Chủ tịch Juncker biết Hy Lạp rất nghiêm túc trong việc xử lý hành vi trốn thuế đồng thời tìm cách bảo đảm sự an toàn cho người dân nước này. Theo ông, ba đảng của liên minh cầm quyền cũng tuân thủ đầy đủ các biện pháp cắt giảm chi tiêu đang được áp dụng.

Liên quan đến nguy cơ Hy Lạp rời Eurozone, ông Samaras cho rằng tất cả những ai dự báo về sự rút lui của Hy Lạp khỏi Eurozone – đồng nghĩa với việc ngăn cản những nỗ lực của nước này – đều sai lầm. Ông nói: “Chúng tôi sẽ chứng minh cho họ thông qua các việc làm thiết thực chứ không chỉ có lời nói”. Ông Juncker cũng cho biết ông hoàn toàn phản đối việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone.

Dự kiến vào ngày thứ Năm, ông Samaras sẽ nhóm họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhằm thảo luận liệu Hy Lạp có nhận được khoản vay tiếp theo trị giá 31.5 tỷ EUR để tránh vỡ nợ. Theo đó, Hy Lạp cần phải cắt giảm chi tiêu công bớt 11.5 tỷ EUR trong vòng hai năm đế nhận được số tiền này.

Cho tới nay, các nhà lãnh đạo Eurozone vẫn phản đối việc nới lỏng các điều khoản của gói giải cứu, đặc biệt Đức vì Chính phủ nước này đang đứng trước sức ép không được nhân nhượng thêm.

Lịch trình các cuộc thảo luận liên quan đến Hy Lạp

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Fed có thể tung gói nới lỏng tiền tệ QE3 (23/08/2012)

>   Kinh tế Mỹ: Sẽ là lạm phát thấp trong 10 năm tới (23/08/2012)

>   'Trung Quốc nới lỏng tiền tệ lúc này là sai lầm' (22/08/2012)

>   S&P cảnh báo tăng nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái kép (22/08/2012)

>   Hệ thống ngân hàng Anh trong vòng xoáy scandal (22/08/2012)

>   Nga chính thức gia nhập WTO (22/08/2012)

>   Sự không chắc chắn, nguyên nhân của khủng hoảng trì trệ (22/08/2012)

>   Anh khó có thể kiềm chế các khoản vay mượn công (22/08/2012)

>   Thời của các phép màu tăng tưởng đã chấm dứt (22/08/2012)

>   Kinh tế Thái Lan vẫn tăng trưởng mạnh (21/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật