Thứ Tư, 22/08/2012 06:22

Thời của các phép màu tăng tưởng đã chấm dứt

Cách đây một năm, các chuyên gia kinh tế hào hứng với niềm lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nay những điều đó được thay thế bởi nỗi lo ngại về "đại trì trệ”.

Các dữ liệu kinh tế gần đây ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ đều cho thấy các nước này có chất lượng tăng tưởng yếu nhất trong những năm qua. Lạc quan đã nhường chỗ cho sự nghi ngờ.

Tất nhiên, không nên chú trọng vào các biến động ngắn hạn để nghi ngờ sự tăng trưởng. Nhưng có nhiều lý do chắc chắn để tin rằng tăng trưởng nhanh chóng (hay “phép mầu tăng trưởng” như cách gọi của một số chuyên gia kinh tế) chỉ là trường hợp ngoại lệ hiếm hoi chứ không phải quy luật phổ biến trong nhiều thập kỷ tới.

Phép mầu tăng trưởng được tạo ra sao?

Để hiểu rõ lý do, chúng ta cần hiểu phép mầu tăng trưởng được tạo ra như thế nào.

Ngoại trừ một số nước nhỏ được ban phú sự thịnh vượng dựa vào nguồn tài nguyên dồi dào, tất cả nền kinh tế thành công trong sáu thập kỷ qua đều phải dựa vào công nghiệp hóa nhanh chóng để thúc đẩy tăng trưởng. Một công thức chung thành công ở khu vực Đông Á gồm Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và cả Trung Quốc là tất cả nền kinh tế này đều thành công trong việc di chuyển lực lượng lao động từ các hoạt động kinh tế thông thường ở nông thôn sang hoạt động sản xuất có tổ chức. Các trường hợp thành công trong tăng trưởng kinh tế trước đó như Mỹ và Đức cũng không nằm ngoài công thức này.

Hoạt động sản xuất giúp tăng trưởng nhanh chóng vì việc sao chép và thực hiện các công nghệ sản xuất nước ngoài tương đổi dễ dàng, thậm chí ở các nước nghèo vốn chịu nhiều bất lợi. Kết quả là các nước có khả năng đưa nông dân trở thành công nhân trong nhà máy gặt hái được phần thưởng lớn lao về tăng trưởng.

Thực tế, một số hoạt động dịch vụ hiện đại cũng có khả năng mang lại năng suất cao. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ mang lại năng suất cao đòi hỏi năng lực về chuyên môn và trình độ tổ chức mà các nước đang phát triển chỉ có thể tích lũy dần dần. Một nước nghèo có thể dễ dàng cạnh trạnh với Thụy Điển về nhiều ngành sản xuất nhưng nước đó phải mất hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ mới bắt kịp trình độ tổ chức của Thụy Điển.

Lấy trường hợp Ấn Độ làm ví dụ. Trong những giai đoạn phát triển ban đầu, Ấn Độ đã gặp phải những hạn chế vì dựa vào ngành dịch vụ thay vì ngành công nghiệp sản xuất. Ấn Độ đã phát triển những sức mạnh đáng chú ý trong các dịch vụ công nghệ thông tin như phần mềm và các trung tâm viễn thông. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động của Ấn Độ thiếu các kỹ năng và chuyên môn để được tiếp nhận vào các lĩnh vực dịch vụ cao cấp này. Tại Đông Á, các công nhân thiếu trình độ và kỹ năng được đưa vào làm việc trong các nhà máy ở các đô thị, giúp thu nhập của họ tăng gấp nhiều lần so với lúc làm việc ở nông thôn. Nhưng tại Ấn Độ, nông dân vẫn quanh quẩn làm việc trên mảnh đất của họ hoặc chuyển vào ngành dịch vụ nhỏ mà năng suất lao động cao hơn không đáng kể.

Công nghiệp hóa không tạo ra tăng trưởng bền vững

Do vậy, sự phát triển dài hạn thành công đòi hỏi phải có lực đẩy có hai mũi nhọn, trước hết là thúc đẩy công nghiệp hóa và sau đó phải tích lũy dần về nguồn vốn con người và trình độ tổ chức để duy trì tăng trưởng dưới sự dẫn dắt của ngành dịch vụ một khi công nghiệp hóa đã chạm các ngưỡng giới hạn. Không có công nghiệp hóa, nền kinh tế rất khó để cất cánh. Không có sự đầu tư bền vững vào vốn con người và xây dựng trình độ tổ chức, tăng trưởng sẽ đuối dần.

Tuy nhiên, ngày nay, công thức tăng trưởng dựa vào công nghiệp hóa đang trở nên kém hiệu quả vì những thay đổi trong công nghệ sản xuất và bối cảnh kinh tế toàn cầu. Trước hết, các bước tiến của công nghệ đòi hỏi ngành sản xuất phải chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng chuyên sâu và máy móc đắt tiền hơn trong quá khứ. Kết quả là khả năng hấp thụ lao động trong ngành sản xuất ngày càng trở nên bị hạn chế. Thế hệ các nước công nghiệp hóa tiếp theo sẽ không thể luân chuyển 25% lực lượng lao động vào ngành sản xuất như các nền kinh tế khu vực Đông Á đã từng làm.

Thứ hai, toàn cầu hóa nói chung và sự trỗi dậy của Trung Quốc nói riêng đã làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, khiến những nước mới nổi sau này khó kiếm được chỗ đứng. Mặc dù giá nhân công ở Trung Quốc ngày càng đắt hơn nhưng Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm cho bất cứ nước nào đang suy tính bước vào các ngành sản xuất mà Trung Quốc đang ngự trị.

Hơn nữa, các nước giàu cũng sẽ không dễ dãi trong các chính sách công nghiệp hóa như trước đây. Nhà hoạch định chính sách trong nước công nghiệp từng phớt lờ khi các nước Đông Á mua công nghệ phương Tây và nâng cao năng lực công nghiệp thông qua các chính sách không chính thống như trợ cấp, bắt chước kỹ thuật, giảm giá đồng nội tệ. Các nước công nghiệp cũng mở cửa thị trường trong nước cho phép các nước Đông Á xuất khẩu thoải mái sản phẩm.

Tuy nhiên, ngày nay, các nước giàu phải xoay xở với gánh nặng cộng hưởng từ các vấn đề nợ công cao, tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao, bất bình đẳng xã hội, do vậy, họ phải gây áp lực lớn hơn buộc các nước đang phát triển phải tuân thủ luật lệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thu hẹp không gian cho việc trợ cấp các ngành công nghiệp sản xuất. Việc hạ giá đồng nội tệ như cách của Trung Quốc sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn.

Ngành công nghiệp sản xuất sẽ vẫn là ngành “thang máy” (tăng trưởng nhanh) ở các nước nghèo nhưng “thang máy” sẽ không chạy nhanh cũng như không lên cao được nữa.

Tăng trưởng cần dựa phần lớn vào những cải thiện liên tục trong vốn con người, trình độ tổ chức  ________________________

Bài viết của Giáo Sư Dani Rodrik  ở trường Quản lý hành chính công Kenedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).

Chánh Tài và quản trị. (Theo Economist)

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Kinh tế Thái Lan vẫn tăng trưởng mạnh (21/08/2012)

>   Đức - Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đang uể oải (21/08/2012)

>   Nợ công của Anh thêm 557 triệu bảng trong tháng 7 (21/08/2012)

>   Triển vọng kinh doanh ảm đạm của công ty châu Âu (21/08/2012)

>   Trung Quốc liệu có cơ hội từ khủng hoảng châu Âu? (21/08/2012)

>   Hy Lạp nỗ lực xúc tiến biện pháp giảm chi tiêu công (21/08/2012)

>   Thặng dư thương mại của Eurozone đạt mức kỷ lục (20/08/2012)

>   Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục đổ tiền vào tài sản rủi ro (20/08/2012)

>   GDP của Nga tăng trưởng 4,4%, thất nghiệp giảm (20/08/2012)

>   Thủ tướng Italy: Không để đồng euro chia rẽ châu Âu (20/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật