Thứ Hai, 20/08/2012 18:38

Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục đổ tiền vào tài sản rủi ro

Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy (Norwegian Government Pension Fund Global) - quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - có kế hoạch đổ thêm tiền vào các tài sản rủi ro nhằm phát huy vai trò của một nhà đầu tư chiến lược. Động thái này có thể đánh dấu một xu hướng mới đối với các quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước.

Với khối tài sản đang quản lý (AUM) có tổng giá trị hơn 600 tỷ USD, Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy – trước đây là quỹ dầu mỏ Na Uy – tin tưởng sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn khi thị trường cạn kiệt thanh khoản như trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông Pål Haugerud, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản thuộc Bộ Tài chính Na Uy cho biết: “Quỹ có thể tận dụng vai trò của một nhà đầu tư dài hạn để cung cấp thanh khoản trong giai đoạn thị trường thiếu hụt”.

Kế hoạch trên sẽ được các quốc gia bên ngoài Na Uy theo dõi chặt chẽ vì quy mô của các quỹ đầu tư quốc gia ở Trung Đông và châu Á buộc các nhà quản lý xem xét lại chiến lược đầu tư của mình.

Theo Roubini Global Economics, hiện Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy đang bỏ xa đối thủ đứng ở vị trí thứ hai là Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA) với AUM khoảng 400 tỷ USD.

Thành lập năm 1990 và bắt đầu đón nhận dòng vốn đầu tư đầu tiên vào năm 1996, hiện Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy đang sở hữu 1% cổ phiếu toàn cầu và ưu tiên đầu tư vào cổ phiếu của các công ty nhỏ hoặc các cổ phiếu bị định giá quá thấp thay vì cổ phiếu của các công ty lớn hoặc các cổ phiếu tăng trưởng mạnh.

Ông Haugerud nói: “Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy không phải là một quỹ đầu tư thông thường. Có lẽ chúng tôi có thể làm được nhiều hơn để nâng cao khoản đầu tư vào nhiều tài sản có phần bù rủi ro vốn cổ phần”. Được biết, ông Haugerud là người đứng đầu nhóm gồm 12 quan chức ra quyết định về việc phân bổ tài sản của quỹ.

Dưới sự quản lý của Cơ quan Quản lý Đầu tư Ngân hàng Na Uy (NBIM) thuộc ngân hàng trung ương, Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy và Chính phủ nước này đang xem xét lại chiến lược đầu tư vì phải đối mặt với làn sóng chỉ trích nặng nề trong nước sau khi bị thua lỗ trầm trọng trong năm 2008 do khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mối nghi ngờ hiện nay là Quỹ được quản lý quá năng động. Tuy nhiên, một báo cáo được Chính phủ ủy quyền công bố kết luận rằng trên thực tế hoạt động quản lý của quỹ khá bị động.

Báo cáo khuyến nghị Quỹ quan tâm đến các hình thức sinh lời khác ngoài phần bù rủi ro vốn cổ phần – một lý thuyết về việc cổ phiếu có thể đem lại tỷ suất sinh lời cao hơn so với trái phiếu Chính phủ. Hiện Chính phủ Na Uy đang cân nhắc cách thức triển khai một số kênh đầu tư rủi ro dựa trên 3 đặc tính đặc biệt theo cách xác định của ông Haugerud là “dài hạn, lớn và thuộc sở hữu nhà nước”.

Cho đến nay, Quỹ vẫn mang nhiều đặc điểm truyền thống với 60% danh mục đầu tư vào cổ phiếu và 40% còn lại đầu tư vào trái phiếu cũng như bất động sản.

Việc áp dụng một số nguyên tắc tái cân bằng buộc quỹ phải mua cổ phiếu và bán trái phiếu khi giá cổ phiếu giảm và giá trái phiếu tăng. Ông Haugerud cho biết chúng tôi có thể xem xét nhiều cách để tiếp tục phát triển hơn nữa quy tắc tái cân bằng, một trong số đó là áp dụng quy tắc “phần bù rủi ro theo thời gian” hay “mua rẻ, bán đắt”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   GDP của Nga tăng trưởng 4,4%, thất nghiệp giảm (20/08/2012)

>   Thủ tướng Italy: Không để đồng euro chia rẽ châu Âu (20/08/2012)

>   Vì sao các quan chức ngân hàng lớn khó bị truy tố? (19/08/2012)

>   Chủ tịch Eurogroup: Hy Lạp sẽ không rời Eurozone (19/08/2012)

>   Nghèo: Nỗi lo mới mẻ của Nhật Bản? (19/08/2012)

>   Mỹ điều tra Deutsche Bank “rửa tiền” (19/08/2012)

>   Australia điều tra vụ trộm 500.000 số thẻ tín dụng (18/08/2012)

>   Để cả thành phố phá sản: Lựa chọn trong quẫn bách (18/08/2012)

>   Xử lý khủng hoảng: Không nên bơm tiền vô điều kiện (18/08/2012)

>   Đông Nam Á tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (17/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật