Thứ Bảy, 18/08/2012 08:20

Để cả thành phố phá sản: Lựa chọn trong quẫn bách

Tại Mỹ, phá sản không phải là cụm từ chỉ dành cho doanh nghiệp. Trị trấn, quận huyện, thậm chí là thành phố cũng có thể làm đơn xin bảo hộ phá sản nếu phải rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Hoặc là họ muốn thoát khỏi một núi nợ hay những rắc rối về mặt pháp lý.

Hàng loạt thành phố tìm đến giải pháp phá sản

Khi một công ty hay một cá nhân tuyên bố phá sản là lúc họ đang trong tình cảnh không thể cứu vãn: không có khả năng thanh toán nợ và cần nhà nước bảo hộ để giải quyết những khó khăn pháp lý.

Tuy nhiên, tại Mỹ, phá sản không phải là cụm từ chỉ dành cho doanh nghiệp. Trị trấn, quận huyện, thậm chí là thành phố cũng có thể làm đơn xin bảo hộ phá sản nếu phải rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Hoặc là họ muốn thoát khỏi một núi nợ hay những điều khoản hay thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo trước đó đã ký kết.

Kể từ khi chương 9 luật phá sản Hoa Kỳ có hiệu lực, đã có 640 trường hợp chính quyền tự trị xin phá sản trên cả nước. Trong số đó chủ yếu là các đơn vị cấp thấp. Tuy nhiên, gần đây, một số thành phố lớn cũng nộp đơn xin phá sản làm dấy lên lo ngại về kỹ năng quản lý, điều hành cũng như vấn đề tài chính tại nước này.

Vào ngày 28/6 vừa qua, thành phố Stockton, bang California với số dân 290.000 người đã là tâm điểm chú ý khi trở thành thành phố phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm ngày sau, thị trấn nghỉ mát 8000 dân mang tên Mammoth Lakes cũng tại bang này đã đi tới quyết định phá sản sau vụ kiện 43 triệu USD. Ngày 10/7 hội đồng thành phố San Bernardino 209.000 dân nằm phía Đông bang Los Angeles cũng đã bỏ phiếu ủng hộ giải pháp xin bảo hộ phá sản và chính thức nộp đơn phá sản vào đầu tháng 8 vừa qua.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm đã kéo theo một loạt các hệ lụy. Tiêu biểu nhất là sự sụp đổ của thị trường bất động sản và cuộc đại suy thoái 2008- 2009. Nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề. Khủng hoảng không chỉ khiến cho vô số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà nó còn khiến nhiều chính quyền tự trị bị kiệt quệ.

Nguyên nhân thì có nhiều. Tuy vậy, hầu hết những thành phố tìm đến giải pháp phá sản như sự lựa chọn cuối cùng là vì họ đang đối mặt với cơn quẫn bách về tài chính.

Thành phố Stockton, bang California với số dân 290.000 người đã là tâm điểm chú ý khi trở thành thành phố phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thành phố Stockton, bang California với số dân 290.000 người đã là tâm điểm chú ý khi trở thành thành phố phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Thu ít, chi nhiều và kỹ năng quản lý tài chính kém

Một số chuyên gia cho rằng, doanh thu ì ạch từ thuế cộng với gánh nặng chi trả lương hưu cũng như các loại trợ cấp lao động khác là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phá sản của các thành phố Mỹ ngày một gia tăng.

Tại Mỹ, doanh thu của chính quyền các thành phố Mỹ chủ yếu được lấy từ nguồn thu thuế kinh doanh và thuế bất động sản. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính kéo theo sự sụp đổ của thị trường nhà đất đã khiến cho nguồn thu này sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế làm hạn chế sức tiêu dùng trên thị trường hàng hóa và do vậy, các khoản thuế mà thành phố nhận được cũng giảm đi trông thấy.

Ngược lại thành phố cũng như các quận huyện phải đối mặt với rất nhiều khoản chi trả. Nguồn thu thuế giảm trong khi lượng người tiêu dùng thuế (những người được thụ hưởng lợi ích từ các chương trình của chính phủ và những người điều hành chúng) gia tăng thì khi đó ắt hẳn thâm hụt sẽ xảy ra.

Theo thống kê, nguồn thuế thu được tại một số "khu vực có vấn đề" giảm hơn 20% chỉ trong vòng ba năm qua. Trong khi đó, trợ cấp hưu trí tăng vọt, vượt quá mức tài trợ ngân sách khoảng 3 ngàn tỷ USD trong cả nước Mỹ.

Trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo thành phố phải đứng trước những sự lựa chọn khó khăn: tăng thuế hoặc cắt giảm dịch vụ công cũng như lao động công. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những rủi ro và sức ép nhất định.

Một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa phá sản phải kể đến là khả năng quản lý tài chính yếu kém của các nhà điều hành. Ngân sách bị thâm hụt nặng nề vì những khoản đầu tư tài chính không hiệu quả.

Đó là chưa kể đến, nhiều nhà lãnh đạo còn chọn giải pháp phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho việc đầu tư vào các dự án hay thị trường tài chính. Khi mà các quyết định đầu tư không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí bị thất bại thì việc thanh toán đương nhiên sẽ khó thực hiện được, kiện tụng diễn ra và vỡ nợ là kết quả cuối cùng.

Đối mặt với quá nhiều khó khăn và sức ép cả về tài chính và pháp lý, tuyên bố phá sản có thể là một sự lựa chọn an toàn.

Dưới sự bảo hộ của chính phủ, phá sản không chỉ giúp thành phố tạm thời thoát khỏi các khoản chi trả lãi suất cho người nắm giữ trái phiếu hay chủ nợ và còn giúp các nhà lãnh đạo phá vỡ được các hợp đồng đã được ký kết trước đó với những hiệp hội hay tổ chức dịch vụ công cộng.

Khác với luật phá sản doanh nghiệp, luật phá sản thành phố có những quy định thông thoáng hơn và có lợi hơn cho đối tượng xin phá sản. Tòa án sẽ không ngay lập tức ép buộc thành phố phải tái cơ cấu bộ máy hoạt động hay bán tài sản hoặc tăng thuế để tăng doanh thu phục vụ cho hoạt động chi trả. Thay vào đó, họ sẽ xem xét các đề xuất về những kế hoạch mà chính quyền thành phố đưa ra để giải quyết tình hình. Bên cạnh đó, tòa án sẽ có trách nhiệm là người trung gian phân xử và giải quyết các vụ tranh chấp giữa chính quyền thành phố và chủ nợ trong thời gian phê duyệt hồ sơ phá sản.

Được chấp nhận phá sản, chính quyền các thành phố và quận huyện có nguyện vọng phá sản sẽ được phép thực hiện các phương án cũng như kế hoạch đã đề xuất để giải quyết tình hình. Tái cơ cấu sẽ là một trong những giải pháp được lựa chọn.

Thành phố Stockton vừa qua đã được chính quyền liên bang ủng hộ phương án giảm trợ cấp hưu trí mặc dù vấp phải rất nhiều phản đối. Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại khu vực kinh tế công hay một số dịch vụ công cũng bị cắt giảm như một giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi trả trong giai đoạn khó khăn tài chính. Bên cạnh việc giảm chi tiêu, nhiều thành phố cũng tính đến phương án bán tài sản để lấy tiền chi trả cho các khoản nợ.

90.000 thành phố, quận huyện của Mỹ đang phải vật lộn với tình hình kinh tế khó khăn hiện tại và những di chứng mà cuộc đại suy thoái để lại. Trong tương lai, rất có thể nhiều trong số họ cũng sẽ đứng trước sự lựa chọn tuyên bố phá sản để vượt qua tình trạng nan giải về tài chính.

Phần 2: Những vụ phá sản đình đám nhất của các thành phố Mỹ

Hung Ninh

Diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Xử lý khủng hoảng: Không nên bơm tiền vô điều kiện (18/08/2012)

>   Đông Nam Á tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (17/08/2012)

>   Top 21 ngân hàng an toàn nhất thế giới 2012 (17/08/2012)

>   WSJ: Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc? (17/08/2012)

>   Bức tranh hai gam màu sáng tối của nền kinh tế Mỹ (17/08/2012)

>   Tập đoàn bán lẻ Walmart bị cáo buộc trốn thuế (16/08/2012)

>   Những vụ án kinh tế chấn động (kỳ 2): Enron - “Kẻ dối trá vĩ đại” (16/08/2012)

>   Brazil công bố gói kích thích kinh tế 60 tỉ đô la Mỹ (16/08/2012)

>   Nợ xấu hệ thống ngân hàng châu Âu vượt 1.000 tỷ euro (16/08/2012)

>   Romania thoát suy thoái, Séc-Hungary suy giảm sâu (15/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật