Thứ Bảy, 18/08/2012 08:15

Xử lý khủng hoảng: Không nên bơm tiền vô điều kiện

Ngân hàng Trung ương châu Âu đang nhận khá nhiều chỉ trích về thông báo của ngân hàng này, rằng đã sẵn sàng mua các trái phiếu chính phủ, nhưng yêu cầu các nước phải “cất lời” trước và phải chấp nhận những điều kiện “nghiêm khắc và nghiêm túc”.

Việc mua trái phiếu có thể kéo dài thời gian. Nhưng một chương trình mua trái phiếu không kèm theo những yêu cầu về thay đổi chính sách sẽ chẳng giúp được vì cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro (eurozone) và sẽ làm phát sinh thêm rủi ro, như đào sâu thêm nợ, tăng trưởng và các lỗ hổng ngân hàng.

Các lãnh đạo mới được bầu của eurozone và các nghị sĩ đã chậm hành động từ khi cuộc khủng hoảng mới bắt đầu, gây khó khăn cho cuộc sống của hàng triệu người dân châu Âu. Những vấn đề mà các vị lãnh đạo này đang đối mặt là rất phức tạp. Nhưng dựa vào đó để biện cớ cho việc chần chừ sẽ chỉ làm mất thêm cơ hội. Cuộc khủng hoảng càng kéo dài bao lâu, tình thế sẽ càng khó khăn bấy nhiêu, đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải mạnh mẽ hơn, lấy lại niềm tin khó khăn hơn và khả năng thất bại cao hơn. Như lời của một nhà quản lý tiền tệ giàu kinh nghiệm, “chi phí của việc không làm gì không phải là không có gì”.

Ảnh hưởng từ sự hỗ trợ tài chính của ECB, mà không kèm chính sách thoả đáng, được thể hiện rõ qua hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTROs) của ECB cho các ngân hàng eurozone, những đối tượng đã dùng một phần khoản tiền đó để mua nợ công. Nhiều nhà phân tích nghĩ rằng, LTROs sẽ diễn ra ít nhất một năm, nhưng không rõ là khoảng thời gian đó sẽ được sử dụng như thế nào. Khi các chính trị gia tiếp tục hành động không thoả đáng với khủng hoảng, các thị trường đã phản ứng và các điều kiện khủng hoảng tái diễn nhanh hơn dự đoán.

Một vài nhà phân tích cho rằng, ECB có thể ngăn chặn khủng hoảng trên các thị trường trái phiếu bằng cách mua tất cả các trái phiếu ở thị trường thứ cấp và tài trợ mới. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1990, khi cộng đồng quốc tế chung sức xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính trầm trọng ở Mexico, châu Á và Nga, bài học được rút ra là, tiền cứu trợ vô điều kiện sẽ không phát huy tác dụng, và rằng, nếu có một cuộc tháo chạy đồng loạt khỏi các thị trường vốn, không lượng tiền cứu trợ nào là đủ.

Ngày nay, một cuộc tháo chạy có thể bao gồm tất cả các dạng tài sản nợ của eurozone, như nợ công, nợ tư, tiền gửi ngân hàng…, nên rất dễ trở thành một cơn lốc lớn. Cơn lốc đó có thể bao gồm hiện tượng giảm giá sâu của đồng euro so với những đồng tiền chính khác, giúp tăng xuất khẩu thì ít, mà làm trầm trọng thêm khủng hoảng thì nhiều.

Khi ECB nới tín dụng vô điều kiện cũng làm tăng các rủi ro khác, như ám ảnh về sự tiền tệ hoá các khoản nợ và việc mất đi sự tín nhiệm của chính ECB. Những rủi ro này có thể tạo nên nỗi lo về lạm phát dài hạn, thông qua kỳ vọng lạm phát tương lai và cung tiền tăng. Nỗi lo đó, cùng với những thất bại liên tiếp về mặt chính sách có thể khuấy động một cuộc khủng hoảng trên thị trường vốn, với tính chất không thể dự đoán.

Việc ECB đuổi theo sự tháo chạy của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát tai hại và thậm chí làm cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn. Có lẽ, không ngân hàng trung ương nào mở rộng tiền tệ đến mức độ đó, nhưng nhìn chung, việc đánh mất sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương về khả năng kiểm soát lạm phát dài hạn là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống tài chính nào.

Những chương trình cải cách của eurozone thường xuyên bị chỉ trích do mức độ thắt chặt chi tiêu của nó gây ức chế tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi đặt ra là, sau rất nhiều lần trì hoãn như vây, khi mà lợi suất trái phiếu không ngừng tăng, tình hình các nền kinh tế ngày thêm tồi tệ và niềm tin thị trường ngày một suy giảm, liệu chúng vẫn có thể được triển khai?

Về lâu dài, eurozone sẽ phải có những thay đổi lớn về cấu trúc, như tạo ra trái phiếu khu vực, liên minh tài khoá và các biện pháp khác. Nhưng chúng đều cần nhiều thời gian để triển khai và sự thống nhất với các biện pháp hiện tại.

Cách duy nhất nên làm hiện nay vẫn là kết hợp tốt giữa hỗ trợ tài chính và yêu cầu về chính sách. Nhưng chúng chỉ có thể làm được với sự thấu hiểu và chấp nhận hy sinh của mỗi nước thành viên, mỗi công dân eurozone.

Quang Huy

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đông Nam Á tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (17/08/2012)

>   Top 21 ngân hàng an toàn nhất thế giới 2012 (17/08/2012)

>   WSJ: Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc? (17/08/2012)

>   Bức tranh hai gam màu sáng tối của nền kinh tế Mỹ (17/08/2012)

>   Tập đoàn bán lẻ Walmart bị cáo buộc trốn thuế (16/08/2012)

>   Những vụ án kinh tế chấn động (kỳ 2): Enron - “Kẻ dối trá vĩ đại” (16/08/2012)

>   Brazil công bố gói kích thích kinh tế 60 tỉ đô la Mỹ (16/08/2012)

>   Nợ xấu hệ thống ngân hàng châu Âu vượt 1.000 tỷ euro (16/08/2012)

>   Romania thoát suy thoái, Séc-Hungary suy giảm sâu (15/08/2012)

>   Standard Chartered vẫn tiếp tục bị điều tra rửa tiền (15/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật