Thứ Tư, 22/08/2012 15:08

Sự không chắc chắn, nguyên nhân của khủng hoảng trì trệ

Sau khủng hoảng tài chính, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu là đáng thất vọng. Mức độ không chắc chắn tăng lên là một trong những lý do chính.

Hiện tại, trung tâm của sự không chắc chắn là cuộc khủng hoảng đồng euro, khi mà rủi ro tan rã của liên minh tiền tệ và kinh tế này có thể đánh mạnh vào sản lượng toàn cầu. Nhân tố không chắc chắn thứ hai là sự chạm trán với “vách đá tài chính” của Mỹ.

Sự không chắc chắn ảnh hưởng đến việc hành động của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bất kỳ khi nào các công ty xem xét ra quyết định đầu tư, tức là dự định chi, họ cũng cần xem xét lợi ích của việc chờ đợi - và sẽ đầu tư vào một ngày nào đó trong tương lai. Gần đây, khi các nhà làm chính sách tỏ ra dao động, các công ty đã quyết định hoãn lại các quyết định đầu tư của mình. Còn người tiêu dùng thì tạm dừng việc mua sắm hàng hóa lâu bền.

Việc đo lường sự không chắc chắn là không dễ dàng. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã cố gắng thu nạp các dấu hiệu gián tiếp theo những cách thức khác nhau để phản ánh chúng. Hầu hết các số liệu thu được đều cho thấy rằng, từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, sự không chắc chắn đã tăng lên một cách rõ rệt và ở châu Âu là đặc biệt nghiêm trọng. Điều này phù hợp với chia sẻ của Giám đốc điều hành Caterpillar, rằng chưa bao giờ, trong 37 năm sự nghiệp của mình, ông lại cảm thấy khó dự đoán về nền kinh tế toàn cầu như bây giờ.

Những ảnh hưởng của sự không chắc chắn có thể rất lớn. Một nghiên cứu cho thấy, nó có thể đã làm giảm mức độ tăng trưởng GDP của Mỹ đi hơn 3 điểm phần trăm trong giai đoạn 2006 - 2011.

Hiện nay, ban lãnh đạo của các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang rất lưỡng lự khi quyết định đầu tư. Họ lo rằng, một sự kiện nào đó của Khu vực đồng euro (Eurozone) có thể tạo nên một “thời khắc Lehman” khác, sẽ lập tức làm đảo lộn mọi phân tích dòng tiền chiết khấu của các dự án mà họ đang cân nhắc thực hiện. Cũng sẽ không thực tế nếu kỳ vọng liên minh tài chính và ngân hàng của Eurozone sẽ sớm được hiện thực hóa. Vì thế, các nhà làm chính sách của châu Âu cần sớm tìm cách làm yên lòng những người ra quyết định ở khu vực tư nhân, thuyết phục họ tin rằng, rủi ro đổ vỡ Eurozone là thấp và liên minh tiền tệ này đang được hoàn thiện. Thực tế, ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhiều lần “động viên” các thị trường bằng tuyên bố rằng, ECB sẽ làm tất cả để cứu đồng euro.

Nhiều người cũng lo ngại, Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) là quá nhỏ để có thể cứu được Tây Ban Nha và Ý. Về mặt này, lời hứa của ECB (dù có những điều kiện nhất định) về việc cam kết thực hiện hoạt động thị trường mở với một quy mô tương xứng là rất quan trọng.

Tháng 12 năm ngoái, các chuyên gia đã ước tính xác suất kinh tế Mỹ sụt giảm 20% là khoảng 7,5%. Giờ đây, khả năng này đã cao hơn, khoảng 10%. Lo lắng vì thế mà tăng lên là không tránh khỏi.

Tương tự, những lợi ích từ việc giảm sự không chắc chắn xuống đối với tăng trưởng kinh tế là không phải không ước lượng được. Nếu các nhà chức trách châu Âu có thể thuyết phục được các công ty và người tiêu dùng tin rằng, khả năng một sự đổ vỡ đã giảm xuống đáng kể, thì các dự án đầu tư đã bị hoãn lại trước đó có thể sẽ được triển khai trở lại. Đồng thời, người tiêu dùng cũng sẽ chi tiêu trở lại. Những điều này có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Như thường lệ với các vấn đề liên quan đến Eurozone, đến giờ, chúng ta vẫn không biết nhiều về các dự định của ECB, hoặc là ECB sẽ thực hiện những cam kết trước đó như thế nào. ECB nói rằng, sự can thiệp của cơ quan này phụ thuộc vào việc các chính phủ hành động đúng đắn. Nhưng liệu chính phủ Tây Ban Nha và Ý sẽ tự nguyện làm những việc mà ECB mong muốn? Hay liệu các áp lực lớn hơn từ thị trường có cần thiết để họ hành động? Nhìn xa hơn, điều gì sẽ xảy ra nếu một nước lỗi hẹn với các mục tiêu tiết giảm chi tiêu của mình? Liệu có đáng tin là ECB sẽ nhất quyết không bơm tiền? Và nếu ECB không làm điều đó, liệu nó có không dẫn đến một sự tăng lên về kỳ vọng lạm phát dài hạn.

Ngay cả trong trường hợp tốt, con đường phía trước vẫn còn nhiều gập gềnh - đặc biệt khi khu vực đồng euro đang sẵn sàng lâm vào suy thoái hoặc có thể còn tồi tệ hơn. Tuy nhiên, với những ai mong ước một sự hồi phục bền vững của kinh tế toàn cầu, họ buộc phải hy vọng ECB và các chính phủ Eurozone thực thi các biện pháp giải cứu một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Quang Huy

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Anh khó có thể kiềm chế các khoản vay mượn công (22/08/2012)

>   Thời của các phép màu tăng tưởng đã chấm dứt (22/08/2012)

>   Kinh tế Thái Lan vẫn tăng trưởng mạnh (21/08/2012)

>   Đức - Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đang uể oải (21/08/2012)

>   Nợ công của Anh thêm 557 triệu bảng trong tháng 7 (21/08/2012)

>   Triển vọng kinh doanh ảm đạm của công ty châu Âu (21/08/2012)

>   Trung Quốc liệu có cơ hội từ khủng hoảng châu Âu? (21/08/2012)

>   Hy Lạp nỗ lực xúc tiến biện pháp giảm chi tiêu công (21/08/2012)

>   Thặng dư thương mại của Eurozone đạt mức kỷ lục (20/08/2012)

>   Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục đổ tiền vào tài sản rủi ro (20/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật