Thứ Năm, 23/08/2012 06:35

Kinh tế Mỹ: Sẽ là lạm phát thấp trong 10 năm tới

Là đầu tàu kinh tế toàn cầu, mọi thay đổi của Mỹ đều có ảnh hưởng lớn đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc giới đầu tư cho rằng kinh tế Mỹ trong 10 năm tới có mức lạm phát thấp là vấn đề mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua.

Áp lực giá cả vẫn tồn tại do nền kinh tế Mỹ vẫn trong quá trình phục hồi yếu hơn dự kiến với tỉ lệ thất nghiệp cao kéo dài
Áp lực giá cả vẫn tồn tại do nền kinh tế Mỹ vẫn trong quá trình phục hồi yếu hơn dự kiến với tỉ lệ thất nghiệp cao kéo dài

Kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chấp nhận giải pháp nới lỏng tiền tệ và những biện pháp bất thường khác, các nhà phê bình đã cho rằng lạm phát sẽ tăng nhanh nhưng trong thời điểm nhất định do đó những hoang mang lo lắng về lạm phát có vẻ hợp lý.

Lạm phát đồng nghĩa với không hoạt động

Chỉ số giá tiêu dùng không thay đổi trong tháng 7 và trong vòng 12 tháng qua, nó chỉ tăng với tốc độ 1,4%/năm theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ. Nó còn nằm dưới phạm vi mục tiêu lạm phát 2% năm của FED. Khoảng cách giữa lợi nhuận trên danh nghĩa 10 năm của Kho bạc và lợi nhuận 10 năm của Cơ quan bảo vệ lợi nhuận các nhà đầu tư chống lạm phát cho thấy dự đoán về lạm phát giá tiêu dùng sẽ ở mức trung bình khoảng 2% trong 10 năm tới. Một mô hình về dự báo phát triển lạm phát do Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Cleveland xây dựng cho thấy có thể dự đoán về lạm phát được tốt hơn. Mô hình này phù hợp với dự báo lạm phát từ ba nguồn: dự báo cổ phiếu có giá trị tăng trưởng cao, bền vững - Blue Chip, kết quả điều tra dự báo chuyên nghiệp và các nghiên cứu chi tiết trao đổi về lạm phát. Kết luận mới nhất về lạm phát trong 10 năm là 1,26%. Joseph Haubrich, chuyên gia kinh tế tại Fed ở Cleveland nhận xét những con số dự báo về lạm phát khá nhất quán và tất cả chúng đều chỉ ra trong tương lai lạm phát sẽ tương đối thấp.

Bài học của Volcker

Cái gì dẫn tới điều đó? Thứ nhất, là sự bất ổn tài chính Trung Đông ảnh hưởng đến toàn cầu; Châu Âu tiếp tục khủng hoảng nợ công; nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và những khó khăn khác trong tăng trưởng làm cho lợi nhuận của trái phiếu kho bạc Mỹ có xu hướng đi xuống và là nơi an toàn để cất giữ tiền bạc. Thứ hai, áp lực giá cả vẫn tồn tại do nền kinh tế Mỹ vẫn trong quá trình phục hồi yếu hơn dự kiến với tỉ lệ thất nghiệp cao kéo dài. Trong khi đó các giải pháp của FED để chống thiểu phát vẫn chưa thể đánh giá được hết tác dụng.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ không thay đổi trong tháng 7 và trong vòng 12 tháng qua, nó chỉ tăng với tốc độ 1,4%/năm.

Điều nữa là việc có nhiều tiền hơn, tràn ngập hệ thống không phải luôn luôn dẫn đến tỉ lệ lạm phát tăng vì có lúc nó hiệu quả, có lúc không. Các nhà đầu tư dường như tự tin rằng vào lúc đó FED sẽ có các công cụ thích hợp để kiềm chế lạm phát.

Thị trường vốn toàn cầu, bao gồm tất cả các khoản tiền từ nhỏ đến lớn, đang can dự vào một canh bạc với cách thức là lịch sử sẽ lặp lại chính nó, hoặc ít nhất là đi theo cách đó về lạm phát. Đây là kết luận không thể nhầm lẫn trong một cuốn tiểu sử mới của Paul Volcker, nhà lãnh đạo huyền thoại của FED từ 1979-1987.

Còn nhớ thời tổng thống Reagan cũng xảy ra thâm hụt ngân sách nhưng ông Volker đã từ chối cách thức kiếm tiền từ các khoản nợ và đề nghị Quốc hội có giải pháp chống thâm hụt ngân sách để tránh tỉ lệ lãi suất cao. Những biện pháp đó mang lại hiệu quả, một loạt các cải cách của Quốc hội và các sáng kiến thời tổng thống Reagan rồi đến tổng thống Clinton đã dần dần đưa ngân sách Mỹ lên mức thặng dư cao vào năm 1998.

Vì vậy, các việc cần làm đầu tiên của Quốc hội và Nhà Trắng về lạm phát sẽ là đưa khoản nợ và thâm hụt của chính phủ liên bang vào một con đường bền vững hơn khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ qua đi. Đặt sang một bên các chương trình kinh tế của chính phủ và các ứng cử viên tổng thống Mỹ thì dường như FED đã học được bài học của Volcker để củng cố nền tài chính từ đó giải quyết vấn đề lạm phát.

Hoa Chi

Diễn đàn DN

Các tin tức khác

>   'Trung Quốc nới lỏng tiền tệ lúc này là sai lầm' (22/08/2012)

>   S&P cảnh báo tăng nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái kép (22/08/2012)

>   Hệ thống ngân hàng Anh trong vòng xoáy scandal (22/08/2012)

>   Nga chính thức gia nhập WTO (22/08/2012)

>   Sự không chắc chắn, nguyên nhân của khủng hoảng trì trệ (22/08/2012)

>   Anh khó có thể kiềm chế các khoản vay mượn công (22/08/2012)

>   Thời của các phép màu tăng tưởng đã chấm dứt (22/08/2012)

>   Kinh tế Thái Lan vẫn tăng trưởng mạnh (21/08/2012)

>   Đức - Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đang uể oải (21/08/2012)

>   Nợ công của Anh thêm 557 triệu bảng trong tháng 7 (21/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật