Thứ Ba, 14/08/2012 21:47

Bài học xử lý nợ xấu

Rất có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ đứng ra mua nợ xấu “ế” và sẽ sở hữu một phần vốn điều lệ của ngân hàng gặp gánh nặng.

Thương vụ mua bán, sáp nhập đầu tiên giữa Ngân hàng (NH) TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB) đã thành công với sự hình thành một định chế tài chính có quy mô vốn điều lệ gần 9.000 tỉ đồng, tổng tài sản hơn 120.000 tỉ đồng.

Được cứu nhưng vẫn buồn

HBB là NH cổ phần đầu tiên của Hà Nội góp phần rất quan trọng phát triển thị trường nhà ở cho người lao động. Quy mô vốn của HBB đến thời điểm trước sáp nhập là hơn 4.000 tỉ đồng, tổng tài sản gần 50.000 tỉ đồng. Trong thời điểm các ngân hàng chen chân để giành hợp đồng tín dụng với Vinashin, HBB từng được ngưỡng mộ vì có được các hợp đồng cho vay và mua trái phiếu Vinashin lên đến 3.345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, khách hàng của HBB còn có nhiều doanh nghiệp dẫn đầu trong một số ngành sản xuất.

Nhưng cũng vì “bỏ trứng vào một giỏ”, quản trị lại có vấn đề nên sự đổ vỡ của Vinashin đã làm bục gói nợ xấu tại HBB. Mất thanh khoản nghiêm trọng, mỗi năm, HBB phải trả 500 tỉ đồng tiền lãi đi vay để bù đắp vốn. NH này đứng trước 2 sự lựa chọn: Kêu gọi cổ đông bổ sung vốn hoặc sáp nhập với NH mạnh hơn.

Ở thế bị thâu tóm, HBB buộc phải chấp nhận hy sinh, bị xóa sổ thương hiệu đã 23 tuổi và không có chân trong HĐQT của NH mới. Trong cuộc họp báo công bố chính thức sáp nhập giữa 2 NH diễn ra tuần trước, ông Nguyễn Văn Bảng, Chủ tịch HĐQT HBB, bùi ngùi: “Chúng tôi cảm nhận được sự thất bại nhưng nếu chỉ vì nuối tiếc mà không dám nhìn thẳng vào thất bại thì không thể tiến lên được”.

Có thể là lối thoát của nhiều ngân hàng

Nợ xấu trong hệ thống NH Việt Nam sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng đang ở mức khá cao là 8,6% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 202.000 tỉ đồng.

Thương vụ mua bán, sáp nhập giữa SHB và HBB là một bài học xử lý nợ xấu thành công. Tỉ lệ nợ xấu của HBB trước khi sáp nhập là 23,66%, tương đương 3.729 tỉ đồng. Sau sáp nhập, SHB đã khoanh lại nợ của 50 khách hàng doanh nghiệp lớn nhất, chiếm 65% tổng dư nợ tín dụng của HBB để có phương án xử lý cụ thể. Do đó, nợ xấu của SHB khi đã tiếp quản HBB chỉ còn 8,6%.

Bên cạnh việc yêu cầu các NH có phương án xử lý nợ xấu, NH Nhà nước cũng đã vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ. Tuần trước, NH Nhà nước đã có văn bản yêu cầu 14 NH thương mại tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo quy định hiện hành, đồng thời thực hiện mua bán nợ theo Quyết định số 59/2006. Việc mua bán nợ xấu của nhau có thể là lối thoát của nhiều NH, bởi gánh nặng của NH A có thể là cơ hội đầu tư của NH B hoặc nợ xấu của NH A nằm trong lĩnh vực mà NH B có thế mạnh.

Thế nhưng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cung cầu của thị trường mua bán nợ xấu có thể khó gặp nhau. Điều chỉnh vấn đề này, NH Nhà nước cũng nêu rõ trường hợp các tổ chức tín dụng có nhu cầu chào mua bán nợ nhưng chưa tìm được bên bán, bên mua thì tổng hợp báo cáo NH Nhà nước. Như vậy, rất có khả năng NH Nhà nước sẽ đứng ra mua nợ xấu “ế” và sẽ sở hữu một phần vốn điều lệ của NH đó, thậm chí không loại trừ khả năng cử người tham gia giám sát, điều hành.

Hà Linh

người lao động

Các tin tức khác

>   Tiền lẻ nguy cơ vắng bóng (14/08/2012)

>   Vay nặng lãi và những hệ lụy (14/08/2012)

>   MBB được nâng hạn mức tín dụng lên 25% (14/08/2012)

>   TS. Phạm Đỗ Chí: “Ngân hàng còn dùng 2 sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng” (14/08/2012)

>   Chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt (13/08/2012)

>   Deutsche Bank sẽ làm gì với 40 triệu cổ phiếu HBB? (13/08/2012)

>   Tín dụng cá nhân mở vẫn khó vào (13/08/2012)

>   Ngân hàng ép nhân viên đi đòi nợ xấu (13/08/2012)

>   Oceanbank được tăng trưởng tín dụng 27% (13/08/2012)

>   Kẽ hở gây nợ xấu ngân hàng (13/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật