Thứ Hai, 06/08/2012 13:36

Cổ phiếu đình đám trong tháng 7 (phần 2)

5 cổ phiếu đáng “nể”

Tháng 7 qua đi với nhiều cổ phiếu để lại sự thất vọng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn đó, những mã cổ phiếu đã bứt phá rất mạnh, mang lại cho thị trường nhiều cảm xúc khó tả.

* 7 cổ phiếu gây thất vọng

SBS. Giành giải quán quân về sự… bất thường trong tháng 7 chắc chắn phải thuộc về cổ phiếu SBS. Sau khi trượt dài với 15 phiên giảm sàn “không đỡ nổi” từ 22/06 đến 12/07, tụt mất 41% từ 5,100 đồng xuống còn 3,000 đồng/cp, cổ phiếu này “phi thân” với 12 phiên tăng trần trong tổng số 13 phiên còn lại của tháng 7 để nhảy vọt lên 4,200 đồng, tức tăng đến 40% về giá.

Biến động giá 3 tháng gần nhất của SBS

Lượng giao dịch của SBS cũng thất thường không kém. Có phiên đột biến lên tới 9 triệu đơn vị nhưng cũng có ngày vỏn vẹn 18,500 cổ phiếu được chuyển nhượng khiến nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng.

Dễ dàng nhận thấy đây là chiêu xả hàng của những nhà đầu cơ lớn. Bởi trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chưa biết công ty sẽ phá sản hay hủy niêm yết lúc nào thì những gì đang diễn ra khiến người ta liên tưởng đến một “DVD” thứ hai trên sàn chứng khoán, vốn đã làm không ít nhà đầu tư rơi vào tay trắng.

Đến nay, SBS cũng chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính quý 2/2012 theo quy định mà còn chờ đơn vị kiểm toán soát lại các báo cáo trước đây nhằm mở ra những điều bí ẩn mà cổ đông và các nhà đầu tư của SBS đang nghi ngờ mình bị lừa dối.

Nhiều người tin rằng, con số lỗ lũy kế hơn 1,400 tỷ đồng tính đến hết quý 1/2012, vốn chủ sở hữu khoảng 900 tỷ đồng và số nợ hơn 933 tỷ đồng vẫn chưa phản ánh hết sự bi đát của SBS ở thời điểm hiện tại.

IFS. Lỗ liên tục 4 quý, bất ngờ quý 2/2012 vừa qua, IFS công bố lãi ròng 8.5 tỷ đồng, khiến không ít nhà đầu tư phấn khởi. Sự hỗ trợ nhiệt tình của công ty mẹ, Tập đoàn Kirin của Nhật (nắm 80.37% vốn) và Vietcombank Đồng Nai đồng ý cấp tín dụng 40 tỷ đồng cho IFS là những thông tin hết tích cực khiến nhà đầu tư tin rằng công ty sẽ sớm hồi phục và đi vào phát triển.

Biến động giá 3 tháng gần nhất của IFS

Chính điều đó đã kích thích giá cổ phiếu IFS miệt mài đi lên từ cuối tháng 6 và suốt trong tháng 7 dù có một vài phiên điều chỉnh hoặc đứng giá. Không ít phiên cổ phiếu này tăng trần liên tục.

Cụ thể, IFS tăng trần 5 phiên liên tục từ 04/07 đến 10/07 từ 5,200 đồng vọt lên 6,000 đồng/cp. Sau đó là một nhịp tăng liên hồi từ 6,000 đồng lên 9,000 đồng/cp, tức tăng thêm 50%.

Tính đến hết tuần qua, cổ phiếu này tiếp tục vọt lên 9,400 đồng/cp và hứa hẹn sẽ vượt qua mốc 10,000 đồng/cp trong thời gian không xa. Tuy vậy, với thanh khoản chỉ vài chục cổ phiếu đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên, IFS bị cho là đang làm giá quá lộ liễu, bởi hiện tại hầu hết cổ phiếu đều đang nắm trong tay cổ đông lớn.

LGC. Lợi nhuận quý 2/2012 và 6 tháng đầu năm của LGC đạt rất thấp so với cùng kỳ năm trước, với 3.5 tỷ đồng và 4.7 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh ở cao ốc Lữ Gia (Q10). Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 7, giá cổ phiếu LGC đã đồng loạt tăng giá 47% từ 16,300 đồng nhảy vọt lên 21,500 đồng/cp với 6 phiên tăng trần liên tục. Tính đến hết ngày 03/08/2012, LGC tiếp tục tăng hết biên độ lên 24,700 đồng/cp.

Biến động giá 3 tháng gần nhất của LGC

Sự kiện CII liên tục thu gom cổ phiếu LGC, đồng thời tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ lên hơn 80% khiến LGC trở thành cổ phiếu “hot” để nhà đầu tư săn đó. Theo CII thì LGC vẫn đang bị thị trường định giá thấp, trong khi tiềm năng của công ty này khá lớn, đặc biệt là giá trị của dự án cao ốc Lữ Gia.

Tuy nhiên, với diễn biến tăng trần liên tục và giá cổ phiếu đã vượt xa giá trị số sách ,à chưa có dấu hiệu chựng lại cho thấy mức độ đầu cơ và rủi ro của cổ phiếu này.

VPK cũng là một cổ phiếu tốt về mặt cơ bản với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm hết sức khả quan. Công ty vượt 33% kế hoạch năm với lãi sau thuế gần 24 tỷ đồng. Việc cung cấp bao bì cho hai đại gia ngành thực phẩm là Vinamilk (VNM) và Dầu thực vật Tường An (TAC) đã giúp VPK hưởng lợi khá lớn từ sự tăng trưởng mạnh của hai doanh nghiệp này.

Biến động giá 3 tháng gần nhất của VPK

Những thông tin đồn thổi về việc mua bán sáp nhập thâu tóm thời gian qua cũng góp phần thúc đẩy cổ phiếu VKP tăng giá đáng kể. Thống kê trong tháng 7, cổ phiếu này đã tăng gần 34% giá trị, từ 10,100 đồng lên 13,500 đồng/cp và vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong những ngày đầu tháng 8. Cũng có giai đoạn cổ phiếu này tăng trần nhiều phiên liên tiếp (từ 11/07 đến 23/07); với 8 phiên tăng trần và 1 phiên tăng nhẹ 2.5%, giá cổ phiếu từ 10,100 đồng vọt lên 14,200 đồng/cp, tức tăng gần 41%.

CVN. Một cổ phiếu xứng đáng gọi là đầu cơ trong tháng 7 và cả những ngày đầu tháng 8 khi mã này tăng liền hàng chục phiên nhưng chẳng thể tìm được một thông tin hỗ trợ chính thức nào ngoài những chiêu “kích giá” trên các diễn đàn.

Biến động giá 3 tháng gần nhất của CVN

Chỉ riêng tháng 7, CVN tăng gần 34% giá trị, từ 6,500 đồng đến 8,200 đồng/cp. Đặc biệt, CVN có chuỗi tăng giá trần từ 25/07 đến 02/08 mà không hề đứt quãng.

Báo cáo tài chính quý 2/2012 được CVN công bố vào ngày 26/07 với lợi nhuận sau thuế 41 triệu đồng và lũy kế 6 tháng đầu năm hơn 50 triệu đồng trên quy mô vốn điều lệ 32.5 tỷ đồng. Trong khi đó, cả năm 2012, công ty đề ra kế hoạch lãi trước thuế 680 triệu đồng.

Thông tin mới nhất của CVN cho thấy, Giám đốc công ty đã bán hết 100,000 cp sở hữu từ ngày 20/06, trong khi quỹ Lotus-Mekong River Equity Fund sở hữu gần 25% vốn công ty này, tương đương 810,100 cổ phiếu tính đến hết tháng 3/2012.

Ngoài CVN, vào những ngày cuối tháng 7, nhà đầu tư cũng nhắc nhiều đến KHB, KTB, VHH, KHL, PGT, là những mã đầu cơ có dấu hiệu bứt phá.

Viết Vinh (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Phát triển TTCK bền vững: Khơi thông dòng chảy thông tin (06/08/2012)

>   CTCK mạnh tay hạ phí và giảm lãi suất (06/08/2012)

>   Nhiều “mảng tối” lộ diện trong báo cáo quản trị công ty (06/08/2012)

>   Đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi (06/08/2012)

>   “Soi” sức khỏe CTCK qua an toàn vốn khả dụng (06/08/2012)

>   SME làm rung động thị trường chứng khoán (06/08/2012)

>   06/08: Bản tin đầu tuần (06/08/2012)

>   Nguy cơ nhà đầu tư mất tiền oan (05/08/2012)

>   KTB bị cảnh cáo trên toàn thị trường (03/08/2012)

>   APG và AVS được rời khỏi diện kiểm soát (03/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật