Thứ Hai, 06/08/2012 09:01

“Soi” sức khỏe CTCK qua an toàn vốn khả dụng

Vào những ngày đầu tháng 8, sức khỏe của các công ty chứng khoán - ẩn số của thị trường bấy lâu nay dần hé mở. Dẫn đầu về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thuộc về KLS với 1,292%, trong khi đó đứng chót bảng là Chứng khoán Hồng Bàng (HBSC) khi chỉ có 130%.

Tính đến hết ngày 03/08, sơ bộ đã có 44 công ty chứng khoán (CTCK) công bố tỷ lệ an toàn tài chính đến hết quý 2/2012. Tổng giá trị rủi ro của các công ty này xấp xỉ 4,030 tỷ đồng, vốn khả dụng đạt 14,643 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng bình quân vào khoảng 363%.

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tầm 200-400% chiếm áp đảo

 Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các CTCK tại 30/06/2012

 

Theo thống kê, gần như toàn bộ CTCK đã công bố đều có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đạt tiêu chuẩn không phải báo cáo bất thường (180% trở lên) theo Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Riêng chỉ có CK Hà Thành (HASC) và CK Hồng Bàng (HBSC) có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng dưới mức 180% khi chỉ đạt 170.7% và 130%. Như vậy HASCHBSC sẽ bị áp dụng chế độ báo cáo bất thường. Riêng HBSC, UBCKNN sẽ theo dõi trong 3 tháng liên tục, nếu tỷ lệ an toàn vốn khả dụng vẫn không cải thiện, công ty này sẽ bị đưa vào diện kiểm soát.

Đa phần CTCK có tỷ lệ an toàn thuộc vùng 200-400% với 25/44 công ty đã công bố. Một nhóm CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng từ 180% tới 188% gồm có CK Vina, CK Đông Nam Á (SeASecurities), CK Hải Phòng (HPC), CK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS).

Theo quy định, 15/08 là thời hạn cuối cùng để các CTCK công bố báo cáo an toàn tài chính nhưng vẫn còn đến trên 50 CTCK chưa công bố tỷ lệ an toàn vốn khả dụng. Trong đó, hai đại gia có vốn trên 1,000 tỷ đồng chưa công bố là CK Sài Gòn (SSI) và CK NH Agribank (AGR).

Cục diện tốt đẹp trên nhiều khả năng sẽ còn thay đổi bởi theo lẽ thường, những đơn vị tiên phong công bố luôn là những đơn vị có kết quả tốt đẹp.

Top an toàn vốn khả dụng xuất hiện những gương mặt “lạ”

 Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các CTCK tại 30/06/2012

 


Top CTCK dẫn đầu tỷ lệ an toàn vốn khả dụng xuất hiện những tên tuổi ít tiếng tăm trong ngành và chưa niêm yết như CK Morgan Stanley Hướng Việt (GSI) với tỷ lệ an toàn vốn khả dụng lên tới 478%, CK Đại Dương (OCS) với 454%, CK Mirae Asset với 378.5%; CK Việt Nam (VSEC) đạt 371%.

Đến hết tháng 6/2012, KLS là công ty chứng khoán duy nhất có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng “khủng” 1,292%. Kết quả này có được là nhờ tổng giá trị rủi ro của KLS không quá cao, KLS không có rủi ro thanh toán, rủi ro hoạt động 60 tỷ đồng, rủi ro thị trường ở mức 133 tỷ đồng do chủ yếu KLS đang nắm giữ tiền mặt đến 1,755 tỷ đồng (rủi ro bằng 0). Bên cạnh đó, vốn khả dụng lại đang cao nhất toàn thị trường với 2,492 tỷ đồng (chủ yếu là vốn điều lệ).

Mặc dù có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng cao nhất trên toàn thị trường, song kết quả kinh doanh của KLS chưa có dấu hiệu khởi sắc. Trong quý 2/2012, doanh nghiệp này lỗ hơn 11 tỷ đồng, lợi nhuận 6 tháng đầu năm cũng giảm 42% so cùng kỳ năm 2011, khi đạt gần 50 tỷ đồng.

Vị trí “á quân” an toàn vốn khả dụng đang thuộc về CK TPHCM (HCM) với tỷ lệ 864% khi công ty có vốn khả dụng lên đến 1,900 tỷ đồng trong khi tổng giá trị rủi ro xấp xỉ 220 tỷ đồng.

Theo khá sát HCM, FPTS là công ty chứng khoán có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng cũng trên 800%, khi đạt 818%. Vốn khả dụng của công ty này ở mức 1,097 tỷ đồng trong khi tổng giá trị rủi ro chỉ có 134 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của FPTS duy trì ở mức khả quan với gần 46 tỷ đồng trong quý 2/2012, tăng 7% so cùng kỳ, lũy kế hết tháng 6 đạt 81 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ.

CK Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTS) cũng lọt vào top 5 công ty có vốn khả dụng cao với tỷ lệ 501%.

Vốn khả dụng: Quán quân KLS


 Bức tranh về vốn khả dụng của các CTCK tại 30/06/2012 (Đvt: Tỷ đồng)

 

CK Kim Long (KLS) hiện là công ty có vốn khả dụng cao nhất tính đến hết tháng 6/2012 với 2,492 tỷ đồng nhờ có đến hơn 2,000 tỷ đồng là vốn điều lệ. KLS là một trong những CTCK có vốn điều lệ thuộc hạng khủng trong ngành chứng khoán.

Thống kê cũng cho thấy còn có 3 CTCK khác có vốn khả dụng trên 1,000 tỷ đồng, gồm CK TPHCM (HCM) ở mức 1,900 tỷ đồng, CK FPT (FPTS) 1,096 tỷ đồng và VNDirect (VND) với 1,045 tỷ đồng.

Trong đó, VND mặc dù có vốn khả dụng thuộc hàng cao nhưng do tổng giá trị rủi ro lên đến 360 tỷ đồng (xếp vị trí thứ hai sau SHS) nên tỷ lệ an toàn vốn khả dụng chỉ ở mức 290%, tức thấp hơn mức bình quân của toàn thị trường.

25/44 CTCK có rủi ro hoạt động chiếm trên 50% tổng rủi ro


 

Giá trị rủi ro của CTCK tại 30/06/2012 (Đvt: tỷ đồng)

 

Rủi ro hoạt động là rủi ro chính yếu của các công ty chứng khoán, tổng giá trị rủi ro hoạt động của các công ty trong bảng thống kê chiếm tầm 45% trong tổng giá trị rủi ro, với hơn 1,798 tỷ đồng.

Cá biệt có tới 4 công ty ghi nhận giá trị rủi ro hoạt động chiếm trên 90% tổng rủi ro, gồm: CK Việt Thành (VTSC) lên đến 99.8%, CK Hoàng Gia (IRS) với 99.6%, CK Nam An (NASC) là 98.8% và CK Hồng Bàng (HBSC) 93%.

Xét về giá trị, CK NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) và CK Bản Việt (VCSC) là 2 công ty có rủi ro hoạt động vượt trội, tương ứng với 159 tỷ đồng và 112 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với mức bình quân 41 tỷ đồng/công ty.

Ở góc độ khác, 5 CTCK đang có mức rủi ro thanh toán chiếm hơn ½ tổng rủi ro, gồm CK Navibank (NVS) khi chiếm đến 82%, CK Trí Việt với 73%, Hà Thành (HASC) khoảng 69%, FLCS gần 68%, FPTS 53%.

3 CTCK có giá trị rủi ro thanh toán trên 100 tỷ đồng gồm VNDirect (VND), CK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) và HCM.

Bên cạnh đó, cũng có 4 CTCK có rủi ro thanh toán bằng 0: KLS, CK Đầu tư Việt Nam (IVS), CK Nam An (NASC) và CK Quốc tế Hoàng Gia (IRS).

Một số công ty chứng khoán có rủi ro thị trường bằng 0, như trường hợp của CK Hồng Bàng (HBSC), CK Vina, CK Phượng Hoàng (PCS), CK Navibank (NVS).

Với gần 1,376 tỷ đồng, giá trị rủi ro thị trường của 44 CTCK theo thống kê hiện chiếm hơn 34% tổng giá trị rủi ro. Trong đó, 9 CTCK có rủi ro thị trường chiếm trên 50% tổng rủi ro. Dẫn đầu trong số này là KLS với 69%, CTS hơn 59%, ORS gần 58%, KIS 56%, SHS 55%, VCSC 53%, VSM 52%...

4 CTCK có giá trị rủi ro trên 100 tỷ đồng là: SHS (225 tỷ đồng), VND (153 tỷ đồng), VCSC (134 tỷ đồng) và KLS (133 tỷ đồng).

Bội Mẫn (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Bế tắc 25 triệu cổ phiếu cầm, bán ba ngân hàng (05/08/2012)

>   CSG giải thể: Những vấn đề cần chất vấn! (05/08/2012)

>   REE: Hợp nhất 6 tháng, lợi nhuận tài chính đột biến 22 lần (05/08/2012)

>   Vắng đại diện của BIDV - Bianfishco chưa thể thay đổi cổ đông (05/08/2012)

>   Nữ đại gia Diệu Hiền sắp về nước (05/08/2012)

>   Chưa xác định mục đích bà Diệu Hiền đi Mỹ (04/08/2012)

>   VQSC công bố Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm 30/6/2012 (03/08/2012)

>   DAS công bố Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm 30/6/2012 (03/08/2012)

>   VIG công bố Báo cáo quản trị Công ty 6 tháng đầu năm 2012 (03/08/2012)

>   Chứng khoán Đông Á công bố Báo cáo quản trị Công ty 6 tháng đầu năm 2012 (03/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật